Sử dụng cần sa trong y tế: chỉ định và tính an toàn

Cần sa là một chất bị kiểm soát trong luật Liên bang Hoa Kỳ nghiêm cấm sử dụng nó với bất kỳ mục đích gì. Tuy nhiên, nhiều quốc gia cho phép sử dụng cần sa trong y tế để điều trị đau, buồn nôn và các triệu chứng khác.

Cần sa y tế - là một thuật ngữ chỉ dẫn xuất của cây cần sa được sử dụng để giảm các triệu chứng nghiêm trọng và mạn tính. 

Cần sa có chứa nhiều hoạt chất, nhưng có 2 hợp chất được quan tâm cho mục đích y tế:

  • THC (delta 9-tetrahydrocannabinol) là thành phần gây kích thích chính. Tuy nhiên THC chỉ gây ra các hiệu ứng kích thích như ảo giác, lo lắng, hoang tưởng, thèm ăn, thèm ngủ, cảm giác bay bổng.
  • CBD (cannabidiol) là thành phần có nồng độ thấp hơn nhiều so với THC nhưng lại gây ra các kích thích như hưng phấn, thích thú, dễ gây buồn cười, làm tăng hiệu ứng hạnh phúc, giảm hoang tưởng, lo lắng và căng thẳng, giảm đau và tốt cho bệnh nhân động kinh. 

Cần sa y tế được sử dụng khi nào?

Xem chi tiết: Cần sa và những tác dụng lên cơ thể

Cần sa y tế có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và giảm cảm giác thèm ăn ở bệnh nhân HIV- AIDS. Nguồn ảnh: Harvard UniversityCần sa y tế có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và giảm cảm giác thèm ăn ở bệnh nhân HIV- AIDS. Nguồn ảnh: Harvard UniversityCác nghiên cứu báo cáo rằng cần sa y tế có hiệu quả điều trị trong một số tình trạng bệnh.  

Tùy thuộc vào luật lệ của mỗi quốc gia, bạn có thể điều trị bằng cần sa y tế nếu có đủ các yêu cầu nhất định và mắc các tình trạng bệnh, chẳng hạn như: 

  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh xơ cứng cột teo cơ (ALS)
  • HIV/AIDS
  • Ung thư
  • Bệnh Crohn
  • Động kinh và co giật
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Bệnh xơ cứng rải rác và co thắt cơ
  • Đau cấp tính và mạn tính
  • Buồn nôn mức độ nặng 

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khó chịu hoặc tác dụng phụ trong điều trị, đặc biệt là đau và buồn nôn, hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả các phương pháp và thuốc hỗ trợ, trước khi thử cần sa. Các bác sĩ có thể kê đơn cần sa y tế nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. 

Cần sa y tế có an toàn không?

Cần sa thường được biết đến là một loại ma túy gây ảo giác, sử dụng về lâu dài gây hại cho sức khỏe và cơ thể con người. Nguồn ảnh: zamnesia.comCần sa thường được biết đến là một loại ma túy gây ảo giác, sử dụng về lâu dài gây hại cho sức khỏe và cơ thể con người. Nguồn ảnh: zamnesia.comCần có thêm nghiên cứu để kiểm chứng tính an toàn của cần sa, nhưng các tác dụng phụ của cần sa y tế có thể bao gồm: 

  • Tăng nhịp tim
  • Chóng mặt
  • Suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ
  • Thời gian phản ứng chậm hơn
  • Tương tác tiêu cực giữa thuốc với thuốc
  • Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
  • Tăng vị giác
  • Có khả năng gây nghiện
  • Hội chứng nôn theo chu kỳ
  • Ảo giác hoặc bệnh tâm thần
  • Hội chứng cai  

Cần sa y tế có sẵn dưới dạng thuốc kê đơn không?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép một loại thuốc có nguồn gốc từ cần sa và ba loại thuốc liên quan đến cần sa: dronabinol (Marinol, Syndros), nabilone (Cesamet) và cannabidiol (Epidiolex). 

Dronabinol và nabilone có thể được kê đơn để điều trị buồn nôn và nôn do hóa xạ trị và điều trị chứng chán ăn, giảm cân ở những người bị AIDS. Cannabidiol có thể được kê đơn để điều trị các bệnh động kinh nặng ở trẻ em. 

Cần sa y tế có nhiều dạng, bao gồm: 

  • Dầu để hóa hơi
  • Thuốc viên
  • Thuốc bôi tại chỗ
  • Dung dịch uống
  • Lá và búp khô 

Cách thức và địa điểm mua những chất này một cách hợp pháp khác nhau giữa các quốc gia cho phép sử dụng cần sa trong y tế. Khi dùng thuốc, bạn sẽ phải tự quản lý nó, liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào dạng bào chế và các triệu chứng bệnh. 

Việc giảm triệu chứng và tác dụng phụ cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sử dụng. Tác dụng nhanh nhất xảy ra khi hít thuốc dạng hóa hơi và chậm nhất với dạng thuốc viên. 

Một số cần sa y tế được bào chế để giảm triệu chứng mà không gây say thuốc, thay đổi tâm trạng liên quan đến việc sử dụng cần sa để giải trí. 

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!