Những điều cần biết về cần sa: Lợi ích, tính an toàn và tác dụng phụ

Cần sa được chiết xuất từ lá và chồi khô của cây cần sa có tên khoa học học Cannabis Sativa. Trong khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không cấp phép sử dụng cây cần sa làm thuốc, nhiều đất nước đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa.

FDA đã phê duyệt hai loại thuốc: Dronabinol (Marinol, Syndros) và Nabilone (Cesamet) là hình thức tổng hợp của các thành phần hoạt chất trong cần sa. Chúng có thể được kê đơn hợp pháp để điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Dronabinol cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng chán ăn, giảm cân ở những người bị HIV/AIDS. 

Thuốc Epidiolex có chứa dạng tinh khiết của cannabidiol (CBD) - hoạt chất trong cần sa, đã được FDA cấp phép sử dụng để điều trị các dạng động kinh nghiêm trọng ở trẻ em hiếm gặp (hội chứng Lennox-Gastaut và hội chứng Dravet). 

Cần sa y tế có sẵn dưới dạng dầu, thuốc viên, chất lỏng bay hơi hoặc thuốc xịt mũi, dưới dạng lá, chồi khô và cả thân cây. Loại thảo mộc này thường được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn trong điều trị ung thư, chán ăn và giảm cân ở những người mắc HIV/AIDS, động kinh, đau mạn tính và các cơn co thắt cơ. 

Lợi ích dựa trên bằng chứng khoa học của cần sa

Xem chi tiết: Sử dụng cần sa trong y tế: chỉ định và tính an toàn

Nghiên cứu tác dụng của cần sa trong các tình trạng bệnh cụ thể cho thấy:

Với một lượng nhỏ cần sa hỗ trợ rất tốt trong việc giảm triệu chứng nôn và buồn nôn sau hoá xạ trị ở bệnh nhân ung thư. Nguồn ảnh: HealthlineVới một lượng nhỏ cần sa hỗ trợ rất tốt trong việc giảm triệu chứng nôn và buồn nôn sau hoá xạ trị ở bệnh nhân ung thư. Nguồn ảnh: Healthline

Tăng nhãn áp: Cần sa có thể làm giảm áp lực trong mắt do tình trạng tăng nhãn áp gây ra, tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài sau vài giờ. Một số nghiên cứu cho thấy: Cần sa có thể làm giảm lưu lượng máu đến dây thần kinh thị giác, dẫn đến tăng nguy cơ mất thị lực ở những người bị bệnh tăng nhãn áp.

Giảm buồn nôn và nôn trong điều trị ung thư: Nghiên cứu đã tìm thấy một thành phần hoạt chất trong cần sa, tetrahydrocannabinol (THC), có hiệu quả làm giảm buồn nôn và nôn ở những người đang hóa trị liệu. 

Giảm đau: Sử dụng cần sa có thể làm giảm cường độ đau rát do tổn thương thần kinh (đau dây thần kinh) trong HIV, đái tháo đường và các bệnh lý khác.

Co giật: Không rõ liệu cần sa có tác dụng hiệu quả trong điều trị các cơn động kinh hay không. 

Co cứng: Sử dụng cần sa có thể làm giảm độ căng cứng hay co thắt cơ và số lần đi tiểu trong bệnh xơ cứng rải rác. 

Thận trọng 

Các bằng chứng nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần sa có thể điều trị hiệu quả chứng buồn nôn do hóa trị liệu. Bên cạnh đó, cần sa cũng làm giảm co thắt cơ trong bệnh xơ cứng rải rác và giảm cường độ cơn đau thần kinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng cần sa có thể gây suy giảm nhận thức và phải được sử dụng thận trọng nếu mắc bệnh lý về sức khỏe tâm thần. Ở nhiều nơi, việc sử dụng cần sa được coi là bất hợp pháp cho bất kỳ mục đích nào. 

Tính an toàn và tác dụng phụ  

Cần sa thường được biết đến là một loại ma túy gây ảo giác, sử dụng về lâu dài gây hại cho sức khỏe và cơ thể con người. Nguồn ảnh: zamnesia.comCần sa thường được biết đến là một loại ma túy gây ảo giác, sử dụng về lâu dài gây hại cho sức khỏe và cơ thể con người. Nguồn ảnh: zamnesia.comCần sa y tế thường được sử dụng một cách an toàn. Nhưng các chủng cần sa khác nhau có lượng THC khác nhau có thể làm cho việc định lượng nồng độ cần sa trở nên khó khăn. 

Cần sa có thể gây ra: 

  • Đau đầu
  • Khô miệng và khô mắt
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi 

Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm: 

  • Buồn nôn và nôn
  • Mất định hướng
  • Ảo giác
  • Tăng nhịp tim
  • Tăng vị giác 

Việc sử dụng cần sa làm giảm sự chú ý, khả năng phán đoán và sự phối hợp các động tác. Không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng cần sa. 

Những người có bệnh lý về sức khỏe tâm thần, hãy thận trọng khi sử dụng cần sa, vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hưng cảm ở những người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực.  

Nếu sử dụng thường xuyên, cần sa có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở những người bị tâm thần phân liệt. 

Hút cần sa có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, chức năng nhận thức và hình thành các tác động có hại cho tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp. Sử dụng cần sa lâu dài có thể làm nghiêm trọng thêm bệnh lý hô hấp. 

Cần sa có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS). Do đó, việc sử dụng cần sa kết hợp với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác trong hoặc sau khi phẫu thuật có thể gây ra tác dụng phụ. Không sử dụng cần sa 2 tuần trước khi phẫu thuật. 

Tương tác thuốc 

Các tương tác có thể xảy ra bao gồm: 

  • Sử dụng cần sa có thể làm tăng độc tính của rượu.
  • Thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu, thảo mộc và thực phẩm chức năng làm giảm quá trình đông máu: Cần sa có thể thay đổi cơ chế hoạt động của các thuốc này trong cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Sử dụng cần sa kết hợp với thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của những loại thuốc này.
  • Chất ức chế protease: Khi được sử dụng cùng các loại thuốc kháng virus này, cần sa có thể làm giảm hiệu quả điều trị của chúng.
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: Dùng cần sa cùng với loại thuốc chống trầm cảm này có thể làm tăng nguy cơ hưng cảm.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Thứ nhất, về hoạt chất chính: Cần sa: hoạt chất THC (Tetra Hydro Cannabinol) Cỏ mỹ: hoạt chất XLR-11 Thứ hai, về phân loại: Cần sa: được xếp vào loại ma túy tự nhiên bởi hoạt chất THC có trong chính lá và hoa của cây cần sa. Cỏ mỹ: là loại ma túy tổng hợp bởi vì hỗn hợp thực vật không chứa hoạt chất XLR-11 mà hoạt chất này được điều chế riêng sau đó mới tẩm ướp vào các mẫu thực vật Thứ ba, về mức độ nguy hiểm: Cỏ mỹ được các chuyên gia y tế đánh giá có tác dụng mạnh và nguy hiểm hơn cần sa gấp từ vài chục lần đến vài ngàn lần. Thứ tư, về góc độ pháp lý: Cần sa là chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong cả y học và đời sống xã hội. Cỏ mỹ (cụ thể là chất XLR-11) là chất ma túy không được phép sử dụng trong đời sống xã hội và chỉ được sử dụng hạn chế trong lĩnh vực y học
Xem thêm
Lần đầu tiên hút cần sa bạn nên thả lỏng Hãy phê cùng bạn bè thân thuộc khi bạn hút cần sa lần đầu tiên Chọn một bộ phim hài hước thật hay Nghe nhạc Chuẩn bị sẵn vài dụng cụ hút cần Chậm rãi thôi nhé Dùng thuốc nhỏ mắt Dự trữ thức ăn, thật nhiều thức ăn Hãy cư xử tự nhiên Dành thời gian để tìm hiểu thêm về loài thảo dược bạn chuẩn bị hút
Xem thêm
Giữ thái độ hoài nghi Phương pháp pha loãng Thay đổi kiểu tóc Lợi dụng những “khe hở” trong khung thời gian phát hiện của xét nghiệm
Xem thêm
.Giúp giảm cân .Tác động tích cực đến trí nhớ Điều trị ung thư Giảm nếp nhăn Giảm sự lo lắng Điều trị viêm khớp Cải thiện các dấu hiệu của bệnh Lupus Lợi ích của cây cần sa trong lĩnh vực y tế
Xem thêm
Cách nhận biết liệu một người có lệ thuộc vào cần sa hay không dựa vào việc xuất hiện hội chứng cai, nghĩa là các dấu hiệu xuất hiện khi giảm liều một cách đột ngột, hoặc ngừng sử dụng. Biểu hiện của hội chứng cai cần sa giống như triệu trứng bị cảm cúm, bao gồm: Đau đầu Nôn Cáu giận Trầm cảm
Xem thêm
Cần sa có tên khoa học là: Cannabis – Satina L. Nó cò có tên khác là: Cây gai dầu, cây lanh mèo, cây lanh mán, cây gai mèo, cây đại ma, cây hoả ma, cây bồ đà. Cần sa thuộc nhóm thảo mộc, mọc hàng năm cao từ 2-3 mét, thân vuông, có rãnh dọc, mọc thẳng đứng. Lá cần sa xẻ ra từ 5-7 thuỳ hình chân vịt, mép khía răng cưa. Phía dưới, lá mọc đối, cuống dài, phía trên lá mọc so le, cuống ngắn, có lá kèm. Hoa cần sa là loại hoa đơn tính, mọc riêng gốc, màu xanh nhạt, hoa đực mọc rủ xuống, hoa cái mọc thành bông. Hạt cần sa hình cầu, dập nát có ngửi mùi thơm, trong đó có nhân dẹt, nôi nhũ.
Xem thêm
Nhiều người nghiện thắc mắc rằng sau khi hút cần sa thử máu có lên không. Đầu tiên, cần phải nắm sơ qua về nguyên tắc của xét nghiệm thử máu này. Sau khi vào cơ thể, cần sa sẽ được gan xử lí thành các chất khác nhau. Các xét nghiệm máu sẽ đo lượng THC (là một chất chuyển hóa của cần sa trong cơ thể người dùng) để xác định người đó có dùng cần sa không, chứ không phải đo lượng cần sa ban đầu. THC là một chất tan trong dầu mỡ, khi ở trong cơ thể nó sẽ gắn vào trong các mô mỡ, và điều này làm kéo dài thời gian tồn tại của nó trong máu. Hay nói cách khác, người dùng sẽ mất một khoảng thời gian lâu hơn để thải hết THC ra ngoài hoàn toàn, nhất là ở những người dùng cần sa lâu năm. Thời gian cần sa ma túy tồn tại trong cơ thể bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể của người đó Tần suất sử dụng cần sa Liều lượng cần sa được sử dụng Độ nhạy của xét nghiệm (khả năng phát hiện ra cần sa của xét nghiệm đó).
Xem thêm
.Cai nghiện đột ngột Nói rõ quyết định của bạn với những người hỗ trợ. Chuẩn bị cho hội chứng cai nghiện. Tìm một hoạt động khác để làm. Thay đổi thời gian biểu. Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia Đến gặp chuyên viên trị liệu. .Tham gia nhóm hỗ trợ Cân nhắc cai nghiện nội trú Cai nghiện từ từ Giữ cho mình bận rộn. Giữ động lực.
Xem thêm
Việc đào thải hoàn toàn phụ thuộc vào liều lượng bạn sử dụng cần sa. Cần sa thường có thể được phát hiện trong chất dịch cơ thể trong 1 đến 30 ngày kể từ lần sử dụn cuối. Cũng như các loại thuốc khác, nó có thể được phát hiện trong tóc trong vài tháng.
Xem thêm
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Epigenetic, không thể xác định liệu những thay đổi về số lượng và chất lượng tinh trùng có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và sức khỏe của con cái hay không. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyên người dùng nên thận trọng với lượng cần sa họ hút mỗi ngày.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cần sa
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!