Soạn bài Viết tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
1. Định hướng
- Đọc lại các văn bản thơ bốn chữ, năm chữ vừa học trong Bài 2 và các bài Lượm, Đêm nay Bác không ngủ đã học ở lớp 6.
- Khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ, các em cần chú ý cách gieo vần của bài thơ hoặc khổ thơ đã nêu ở mục Thơ bốn chữ, năm chữ trong phần Kiến thức ngữ văn.
2. Thực hành
a) Điền từ thích hợp ở trong ngoặc vào những chỗ trống trong các khổ thơ sau. Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
(ngay, trong, đây)
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nóng
Em ngồi vào…(1)
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
(băm, cày, lao)
Ngựa phăm phăm bốn vỏ
Như (2)…xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù …(3)
Mặc đêm đông giá buốt.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
(mịt, sương, mờ)
Trả lời:
1 - trong, 2 - băm, 3 - sương
b) Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).
- Chuẩn bị:
+Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào?
+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào?
- Viết bài thơ:
+Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện cảm xúc, tình cảm của em dành cho đối tượng.
+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng. Hãy vận dụng các biện pháp tu từ như tương phản, so sánh, điệp cấu trúc,
+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vấn, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ.
- Kiểm tra và chỉnh sửa:
+ Đọc lại bài thơ đã viết
+ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ chưa?
+ Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không?
+ Có cần thay thể từ ngữ nào để bài thơ hay hơn không?
Trả lời:
Bài thơ bốn chữ về người thân:
Mẹ là tia nắng
Cho con hi vọng
Mẹ là bình minh
Sưởi ấm lòng con
Mẹ làm tất cả
Chỉ mong cho con
Có một tương lai
Tươi sáng ngời ngời
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ