Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ lớp 7 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

1. Định hướng

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi: “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?” Đoạn văn có thể nêu cảm xúc cảu em về một bài thơ, khổ thơ, đoạn thơ, câu thơ, hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích.

- Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ, các em cần chú ý;

+ Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Viết đoạn văn cần nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

2. Thực hành

Bài tập: Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên..

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài Ông đồ.

- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em thích nhất câu, khổ thơ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?

+ Em thích chi tiết nội dung hay nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? VÌ sao?

+ Câu, khổ, đoạn thơ hay chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em cảm xúc gì?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

+ Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

+ Thân bài: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nọi dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

+ Kết bài: Khái quát lại suy nghĩ của bản than về yếu tố mang lại cảm xúc ấy

c) Viết

- Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập

d) Kiểm tra và chỉnh sửa 

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ năm chữ bình dị ghi lại hình ảnh ông đồ. Trong bài thơ, hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" gây ấn tượng đối với em. Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ đã khái quát được tâm trạng của ông đồ khi những giá trị xưa cũ dần bị quên lãng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tiếng gà trưa

Viết tập làm thơ bốn chữ, năm chữ

Trao đổi về một vấn đề

Một mình trong mưa

Hướng dẫn tự học trang 57

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!