Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
A. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn gọn :
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:
- Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ.
Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: để lại cho tôi nhiều cảm xúc, làm cho tôi, tôi cảm nhận được, khiến tôi nghĩ đến, tôi tự nhắc nhở, tôi vẫn đang may mắn,...
- Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?
Tác giả dùng ngôi thứ nhất.
- Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết?
Phần mở đoạn: "Những cánh buồm... chân thành.". Vì giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài thơ.
- Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì?
Phần thân đoạn: "Hình ảnh "cha dắt con đi"... mới lạ.". Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài; làm rõ bằng từ ngữ, hình ảnh trong bài.
- Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung của nó.
Phần kết đoạn "Tình cảm ấy... vòng tay cha.". Phần này khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó với bản thân.
- Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lập lại hoặc thay thế những từ ngữ tương ứng ở những câu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó.
Những từ ngữ theo kiểu lặp lại: hình ảnh, người cha, người con, tình cảm, thể hiện, ân cần, che chở,...
Sự thay thế: tình cha con thiêng liêng = tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến mà cha dành cho con; đi đến tương lai = đưa con đến những chân trời mới;...
Những từ ngữ đó khiến bài văn được liên kết mạch lạc nhưng không bị lặp từ, mắc lỗi diễn đạt.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Hướng dẫn quy trình viết:
Đọc lại những hướng dẫn về quy trình viết trong bài Vẻ đẹp quê hương ( Ngữ Văn 6, tập 1) để hoàn thành đoạn văn. Sau khi viết xong, em hãy dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa văn đoạn văn.
Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Các phần của đoạn văn |
Nội dung kiểm tra |
Đạt/ Chưa đạt |
Mở đoạn |
Một đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc về bài thơ. Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ. |
|
Thân đoạn |
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lý bằng một số câu. Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ. Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu. |
|
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
Sau khi viết xong, xong em hãy bổ sung những từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn (nếu còn thiếu).
Bài làm tham khảo
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Cấu trúc gồm có 3 phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất