Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội ngắn nhất
1. Định hướng
Để thuyết trình về một vấn đề xã hội, các em cần chú ý:
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình
- Xác định thời lượng thuyết trình và đối tượng người nghe để lựa chọn nội dung, cách trình bày phù hợp
- Chuẩn bị dàn ý bài thuyết trình và các tư liệu, tranh, ảnh, thiết bị hỗ trợ
- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với nét mặt, ánh mắt, giọng điệu… phù hợp với nội dung bài thuyết trình.
2. Thực hành
Đề bài: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.
Bài nói tham khảo
Trong cuộc sống, giao tiếp là một điều không thể thiếu. Ứng xử sao cho hợp lí là cái mà mọi người đều hướng đến, nhưng nó lại không phải điều dễ. Hôm nay, tôi và các bạn sẽ cùng bàn luận về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác – một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta.
Trước hết, ta cần hiểu rõ về khái niệm của hai sự việc này. Nhận lỗi là việc ta nhận một lỗi sai hay một việc sai về trách nhiệm của mình. Trái lại, đổ lỗi là việc ta quy trách nhiệm của sự việc đó là thuộc về người khác. Nghe qua ta cũng có thể thấy việc nhận lỗi có nhiều sự tích cực hơn việc đổ lỗi cho người khác. Nhận lỗi là ta thừa nhận lỗi lầm của mình, chấp nhận mình là người sai và phải chịu mọi trách nhiệm. Trong khi đó, đổ lỗi là việc ta không nhận lỗi sai của mình mà đổ thừa cho người khác nhằm bào chữa là mình trong sạch.
Nhận lỗi luôn mang nhiều sự tích cực hơn bởi nó thể hiện chúng ta có nhìn nhận đúng về sự việc, biết mình sai, dám làm dám nhận cho những hành động của mình. Về đổ lỗi, đó là một hành động thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược, có gan làm mà không có gan nhận, đổ tội cho người khác nhằm dành sự trong sạch về cho mình. Đó là một hành động xấu và đáng nên án.
Nhận lỗi và đổ lỗi luôn cùng song hành, tồn tại trong xã hội của chúng ta, thể hiện đúng bản chất, tính cách của mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận ra cái nào là đúng, cái nào là sai để có cách ứng xử sao đúng, tránh làm ảnh hưởng đến người khác.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: