Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 43 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1 ngắn nhất

1. Thơ Đường luật và một số yếu tố trong thơ Đường luật

Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:

- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).

- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.

Các nhà thơ tài năng trong quá trình sáng tạo ít khi phụ thuộc hoàn toàn vào các quy phạm của thể loại này.

2. Thơ Nôm Đường luật: Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc, cha ông ta đã sáng tạo ra thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm. Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để ghi âm và biểu đạt nghĩa tiếng Việt. Thơ Nôm Đường luật dù vẫn còn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niềm, luật, vẫn, đối,... nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối, sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh từ đời sống mang bản sắc dân tộc.

3. Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn, thường là tác giả hoặc là người đại diện cho quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống: đây là con người cảm xúc, suy tư trong tác phẩm nhưng không nên đồng nhất đơn giản giữa chủ thể trữ tình và tác giả. Trong thơ trữ tình, chủ thể trữ tình có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", “em”, “chúng ta”, “chúng tôi ... nhưng cũng có khi chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi. Với thơ trung đại, chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở dạng thứ hai, nhân danh cái chung, đại diện cho một bộ phận xã hội. Tuy nhiên trong thơ của một số nhà thơ, nhất là các nhà thơ lớn thì dấu ấn cá nhân vẫn đậm nét.

4. Sửa lỗi về trật tự từ

- Trật tự tử:

Trật tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp của từ ngữ trong câu. Việc sắp xếp các từ ngữ trong câu phải tuân theo quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu. Bên cạnh đó, việc sắp xếp trật tự từ còn có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hoạt động, đặc điểm; nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Các lỗi thường gặp về trật tự từ từ:

+ Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.

+ Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với yêu cầu diễn đạt.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự đánh giá: Nữ Oa

Hướng dẫn tự học trang 42

Cảm xúc mùa thu

Tự tình (bài 2)

Câu cá mùa thu

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!