Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 10 trang 42 Tập 1 ngắn nhất
Trả lời:
* Thần Nông
Thần Nông được biết đến là Viêm Đế - một vị vua huyền thoại của Trung Quốc. Người ta tin rằng ông đã xuất hiện 5000 năm cách đây và dạy mọi người cách làm ruộng. Mọi người đồn rằng mẹ ông khi mang thai ông đã nhận linh hồn của một con rồng sau đó sinh ra ông. Khi lớn lên ông thấy mọi người chỉ biết dựa vào cỏ dại và thú hoang, ông đã sáng chế ra dụng cụ trồng trọt và dạy người dân cách trồng lúa, làm ruộng. Ông cũng tạo ra năm loại nhạc cụ có dây để nâng caoo đời sống tinh thần của con người. Ngoài ra, ông dạy dân chúng cách chữa bệnh bằng thảo dược. Vì vậy, để tưởng nhớ Viêm Đế, người dân Trung Quốc đã đặt tên cuốn sách thảo dược đầu tiên tại Trung Quốc là “Thần Nông bản thảo kinh”. Truyện đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em về công lao của các vị thần – người đã mở ra kỷ nguyên đầu phát triển của con người.
* Mười hai bà mụ
Truyện kể rằng có 12 vị nữ thần làm việc cho Ngọc Hoàng lúc ông có ý định tạo ra loài người. 12 vị thần này có trách nhiệm nắm lại cơ thể của con người khi được lệnh đầu thai. Mỗi bà mụ đều có nhiệm vụ khác nhau nhằm hỗ trợ con người từ việc sinh ra cho đến khi lớn lên. Truyện để lại cho em ấn tượng sâu sắc trong em về sự tưởng tượng, phong phú của nhân dân trong việc sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại, sử thi, phục vụ đời sống tinh thần của chính họ.
Trả lời:
Sử thi, thần thoại đều là những thể loại truyện đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị về thế giới, nằm ngoài sự giải thích của khoa học. Đó là những sức mạnh phi thường, những câu chuyện không tưởng… mà con người không thể thực hiện trong thực tế. Một điều không thể thiếu đó là những nhân vật thần thoại, sử thi đều mang theo sức mạnh phi thường, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng của con người.
Sức mạnh cùng với trí tuệ của các nhân vật thường được biểu hiện bằng những tình huống cụ thể. Như trong truyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét hiện lên là một người với sức mạnh to lớn cùng ý chí, nghị lực phi thường được thể hiện qua cuộc giao tranh của chàng với Ăng-tê, cuộc giải cứu Pro-mê-tê… Đặc biệt là cuộc tranh luận với Át-lát, Hê-ra-clét đã thể hiện mình không chỉ có sức mạnh phi thưởng mà trí tuệ cũng vượt trội, thông minh hơn người. Hay trong sử thi Đăm Săn, ta bắt gặp hình ảnh tù trưởng anh hùng, đầy bản lĩnh đã chiến đấu đầy dũng mãnh, ác liệt để giành lại cuộc sống yên bình cho bản thân và bộ lạc… Đó đều là những anh hùng, những vị thần mang trong mình sức mạnh phi thường, làm việc chính nghĩa.
Không chỉ vậy, qua những nhân vật ấy, khát vọng của con người được thể hiện. Đó là lòng biết ơn của Hê-ra-clét với thần Pro-mê-tê – người đã đem đến sự bình yên cho cuộc sống này. Hay hình ảnh Đăm Săn kêu gọi dân làng của Mtao Mxây hãy về với mình, điều đó thể hiện khát vọng có một người lãnh đạo tài giỏi, yêu thương bộ lạc và luôn chăm lo cho sự phát triển của bộ tộc. Trong Ra-ma buộc tội, đó là hình ảnh Xi-ta người phụ nữ nhân hậu mang theo lòng thủy chung vô tận với chồng – biểu tượng đẹp của người phụ nữ Ấn Độ xưa kia… Tất cả đều thể hiện ý chí, khát vọng mạnh mẽ của con người qua mỗi nhân vật, nhằm thỏa mãn nhận thức của bản thân họ.
Mỗi nhân vật đều đã được hình tượng hóa, nhân cách hóa đến mức hoàn hảo nhất, tuyệt đối nhất mà người bình thường không thể so sánh cùng. Họ là hiện thân của trí tưởng tượng và nguyện vọng của con người trong xã hội xưa kia.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: