Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42 của sách Ngữ Văn lớp 6 | Cánh Diều

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42 Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42 Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42

A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Các từ láy là:

a. dãi dầu => Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ

b. rưng rưng => Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ

Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Ẩn dụ trong câu: "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé

- Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a. "Cái khuyết tròn đầy" => ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu

b. 

- “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.

- “trồng cây” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

c. 

+ "Mực": so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn": so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời bắt đầu tỉnh giấc. Ba tôi thường là người đưa tôi và em gấu đi học. Mẹ tôi là một cô giáo vậy nên thời gian mẹ dành cho chúng tôi rất ít và cả ba tôi cũng vậy. Mẹ tôi có một giọng nói rất êm ái, rất dễ nghe. Chính vì thế mà gia đình tôi luôn luôn ngập tràn hạnh phúc. Cha mẹ tôi rất thích nghe tiếng chim hót buổi sáng sớm nên chúng tôi sống ở một nơi hằng ngày cứ mỗi khi mở cửa sổ ra tiếng hát của những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc mà ba mẹ tôi rất thích. Nhân hóa: Ông mặt trời, em gấu So sánh: những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc.

Chú thích:

- Ẩn dụ: phần in đậm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

1. Biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.

2. Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:

Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

→ Màu đỏ của hoa lựu được ví như ngọn lửa lập lòe, tạo nên một hình ảnh rất sống động và gợi cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

À ơi tay mẹ

Về thăm mẹ

Thực hành đọc hiểu - Ca dao Việt Nam

Tập làm thơ lục bát

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt trang 41 - 42 của sách Ngữ văn 6
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!