Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Tập 1 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Tập 1 ngắn nhất

Câu 1 trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:

a) xử dụng / sử dụng

b) xán lạn / sáng lạng

c) buôn ba / bôn ba

d) oan khốc / oan khóc

Trả lời:

a) sử dụng

b) xán lạn

c) bôn ba

d) oan khốc

Câu 2 trang 33 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng để thay thế cho các từ đó.

a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán.

b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.

c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ miều.

d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.

Trả lời:

Những từ in nghiêng trên đều là những từ dùng không đúng nghĩa với hoàn cảnh của câu. Sửa lại

a) quyết đoán → quyết liệt

b) danh giá → danh tiếng

c) mĩ miều → viên mãn

d) ngộ sát → ngộ độc

Câu 3 trang 33 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

c) Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng này còn rất nhiều.

d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Trả lời:

a) “Lượng mưa” dùng không phù hợp với nghĩa của câu

Sửa lại: mùa mưa

b) “pha chế” dùng không đúng nghĩa trong câu

Sửa lại: bỏ đi

c) “chứng minh” dùng không đúng nghĩa

Sửa lại: minh chứng

d) “lực lượng” sử dụng không đúng nghĩa của câu

Sửa lại: ồ ạt

Câu 4 trang 33 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) phân tích một đặc điểm của nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở.

Đoạn văn tham khảo

Nhân vật thần thoại mà em yêu thích đó là nhân vật Xi-ta trong truyện Ra-ma buộc tội trích thần thoại Ấn Độ nổi tiếng Ra-ma-ya-na. Nàng là biểu tượng cao quý nhất của người Ấn Độ xưa vừa xinh đẹp, thủy chung và nhân hậu. Như bao người phụ nữ khác, nàng yêu chồng của mình và dâng hiến cả cuộc đời mình cho chàng. Nhưng sự đời nào ai biết trước, nàng bị một bắt cóc và trở về bị chính chồng mình buộc tội không còn trinh tiết. Người phụ nữ ấy đã đấu tranh bằng sức lực của mình để được quay về, vậy mà kết quả đổi lại là sự đau đớn. Chồng nàng không hề tin tưởng nàng. Nàng đã quyết định lên giàn thiêu để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Nàng đã sống cuộc đời không có gì hổ thẹn và ngẩng cao đầu cho đến giây phút cuối cùng.

Biện pháp tu từ ẩn dụ (ngẩng cao đầu) → chỉ sự không khuất phục, khí thế hiên ngang của Xi-ta.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thần Trụ Trời

Ra-ma buộc tội

Viết văn về một vấn đề nghị luận xã hội

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Tự đánh giá: Nữ Oa

Câu hỏi liên quan

Nhân vật thần thoại mà em yêu thích đó là nhân vật Xi-ta trong truyện Ra-ma buộc tội trích thần thoại Ấn Độ nổi tiếng Ra-ma-ya-na.
Xem thêm
a) “Lượng mưa” dùng không phù hợp với nghĩa của câu
Xem thêm
a) sử dụng
Xem thêm
Những từ in nghiêng trên đều là những từ dùng không đúng nghĩa với hoàn cảnh của câu. Sửa lại
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Tập 1
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!