Soạn bài Ra-ma buộc tội lớp 10 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ra-ma buộc tội Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ra-ma buộc tội ngắn nhất

Chuẩn bị

- Đọc trước đoạn trích Ra-ma buộc tội. Tìm hiểu thêm thông tin về sử thi Ra-ma-ya-na từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Intemet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về đoạn trích.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Ra-ma-ya-na được ghi chép lần đầu vào khoảng năm 350 trước Công nguyên. Tác phẩm được bổ sung, hoàn thiện bởi nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân và đạt đến hình thức hoàn chỉnh Van-mi-ki.

Tác phẩm là câu chuyện kể về những kì tích của Ra-ma (Rama), hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha (Dasharatha). Vâng lệnh vua cha, Ra-ma phải chịu lưu đày mười bốn năm trong rừng. Tình nguyện đi lưu đày cùng chàng có người vợ xinh đẹp và đức hạnh – Xi-ta (Sita), người em trai thân thiết nhất của chàng là Lắc-ma-na (Lakshmana). Khi thời hạn lưu đày sắp kết thúc thì xảy ra một biến cố lớn. Quỷ Ra-va-na (Ravana) đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta bay về đảo Lan-ka (Lanka). Mất Xi-ta, Ra-ma vô cùng đau buồn, tìm cách cứu nàng. Cuối cùng. Ra-ma đã chiến thắng quý Ra-va-na, giải cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta, nổi cơn ghen dữ dội, tuyên bố từ bỏ nàng,

Đoạn trích dưới đây kể chuyện vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau.

Trả lời:

- Sử thi Ra-ma-ya-na là bộ sử thi lớn thứ hai Ấn Độ và la một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ được viết bằng tiếng Phạn. Sử thi được viết vởi Van-mi-ki. Sử thi gôm 24 000 câu thơ đôi kể về câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Ra-ma và người vợi chung thủy Xi-ta.

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính Ra-ma buộc tộiĐoạn trích kể về cuộc gặp lại nhau của Ra-ma và Xi-ta sau khi cứu nàng ra khỏi tay của Ra-va-na.

Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 trang 28 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hình dung về bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau.

Trả lời:

Bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau:

- Mọi người đều có mặt để chứng kiến

- Ra-ma dũng mãnh như một vị thần

- Xi-ta nhỏ bé, yếu đuối.

Câu 2 trang 29 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mẫu thuẫn?

Trả lời:

Lời nói của Ra-ma đều chứa đựng sự buông xuôi, vứt bỏ đối với Xi-ta nhưng trong thâm tâm chàng vẫn ẩn chứa sự yêu thương, tôn trọng của mình. Chàng yêu thương vợ mình nhưng điều đó không thể vượt lên trên lời đồn đại và sự ám ảnh về gia tộc của mình.

Câu 3 trang 30 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1Tâm trạng của Xi-ta như thế nào?

Trả lời:

Nàng xấu hổ trước những lời buộc tội chưa từng có. Nàng đau đớn trước những lời nói đầy bội bạc của Ra-ma – người chồng yêu quý của nàng. Nàng đau đớn, khóc thành tiếng bởi sự đấu tranh của nàng trong suốt quá trình bị bắt đổi lại chỉ có sự ngờ vực, vứt bỏ.

Câu 4 trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?

Trả lời:

Nàng bước lên giàn hỏa thiêu với tư thế hiên ngang, ngẩng cao đầu thể hiện mình không làm gì có lỗi hay làm sai bất cứ điều gì. Nàng chỉ muốn chứng minh cho sự trong sạch và tấm lòng của mình dành cho Ra-ma, nàng hy vọng thần linh có thể nghe thấy lời nguyện cầu của nàng và đáp lại, chứng minh sự trong sạch của nàng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thể nào?

Trả lời:

- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện Ra-ma cứu được vợ của mình từ Ra-va-na nhưng chàng lại nghi ngờ sự trong trắng của nàng và muốn từ bỏ nàng.

- Bối cảnh của sự kiện: trước mặt dân chúng, Ra-ma và những người đồng hành của chàng đang buộc tội Xi-ta, còn nàng thì yếu đuối, đáng thương.

Câu 2 trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả như là đại diện cho cộng đồng, luôn đặt danh dự cộng đồng lên trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả như là đại diện cho cộng đồng, luôn đặt danh dự cộng đồng lên trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội:

- Nó được thể hiện qua chi tiết dù Ra-ma yêu Xi-ta, tin tưởng nàng, nhưng chàng vẫn quyết định từ bỏ nàng để bảo toàn danh dự của mình và của dòng tộc chàng

- Xi-ta khi nhận được lời buộc tội vô căn cứ, nàng sẵn sàng lên giàn hỏa thiêu để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân mình.

Câu 3 trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng ? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

- Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng:

+ Người anh hùng lí tưởng là một người mạnh mẽ, mang sức mạnh phi thường, coi trong danh dự, nhân phẩm của mình và không để cho nó có chút tổn hại nào dù phải đánh đổi bằng thứ quý giá khác.

+ Người phụ nữ lí tưởng là một người xinh đẹp, với đức hạnh cao quý, giàu lòng vị tha và luôn luôn phải giữ lòng thủy chung cùng sự trong trắng của mình. Là người luôn chịu sự chi phối của đẳng cấp, tôn giáo và luôn hoàn thành nghĩa vụ của mình xuất sắc

- Theo em, quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay. Bởi xã hội ngày nay đã có nhiều sự cởi mở, nới lỏng những gò bó về gia đình, tôn giáo. Phụ nữ và đàn ông đều nên tôn trọng lẫn nhau bởi cả hai là bình đẳng trong xã hội. Phụ nữ cũng có nhiều cơ hội để phát triển bản thân hơn.

Câu 4 trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-chết đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại (các phương diện: ngoại hình, diện mạo, nội tâm,...).

Trả lời:

Sự tương đồng:

+ Nhân vật đều mang tính lí tưởng hóa, hình tượng hóa

+ Mang những yếu tố tưởng tượng, kì ảo

- Sự khác nhau

+ Nhân vật anh hùnh sử thi thường mang theo nhân phẩm và sức mạnh phi thường, luôn dũng cảm, xả thân vì lợi ích của cộng đồng, dân tộc.

+ Nhân vật thần thoại thường mang theo nhiều sự tưởng tượng hơn, hành động và ý nghĩa khác nhau về tự nhiên hay nhân phẩm con người. 

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chiến thắng Mtao Mxây

Thần Trụ Trời

Thực hành tiếng Việt trang 32

Viết văn về một vấn đề nghị luận xã hội

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Câu hỏi liên quan

Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả như là đại diện cho cộng đồng, luôn đặt danh dự cộng đồng lên trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội:
Xem thêm
- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện Ra-ma cứu được vợ của mình từ Ra-va-na nhưng chàng lại nghi ngờ sự trong trắng của nàng và muốn từ bỏ nàng.
Xem thêm
- Sự tương đồng:
Xem thêm
Nàng bước lên giàn hỏa thiêu với tư thế hiên ngang, ngẩng cao đầu thể hiện mình không làm gì có lỗi hay làm sai bất cứ điều gì. Nàng chỉ muốn chứng minh cho sự trong sạch và tấm lòng của mình dành cho Ra-ma, nàng hy vọng thần linh có thể nghe thấy lời nguyện cầu của nàng và đáp lại, chứng minh sự trong sạch của nàng.
Xem thêm
- Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng:
Xem thêm
Nàng xấu hổ trước những lời buộc tội chưa từng có. Nàng đau đớn trước những lời nói đầy bội bạc của Ra-ma – người chồng yêu quý của nàng. Nàng đau đớn, khóc thành tiếng bởi sự đấu tranh của nàng trong suốt quá trình bị bắt đổi lại chỉ có sự ngờ vực, vứt bỏ.
Xem thêm
Bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau:
Xem thêm
Lời nói của Ra-ma đều chứa đựng sự buông xuôi, vứt bỏ đối với Xi-ta nhưng trong thâm tâm chàng vẫn ẩn chứa sự yêu thương, tôn trọng của mình. Chàng yêu thương vợ mình nhưng điều đó không thể vượt lên trên lời đồn đại và sự ám ảnh về gia tộc của mình.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ra-ma buộc tội
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!