Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập trang 34 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 ngắn nhất

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài ngườiCuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Văn bản

 

Các đặc

điểm chính

 Thần Trụ trời

 

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

 

Không gian, thời gian

 

- Không gian: Trời đất.

- Thời gian: “Thuở ấy”

- Không gian: thế gian.

- Thời gian: “thuở ấy”.

- Không gian: không xác định

- Thời gian: lúc sơ khởi.

Nhân vật

 

Thần Trụ trời và một số vị thần khác

Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê.

Ngọc Hoàng và thiên thần

Cốt truyện

 

Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời.

Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần

Quá trình tu bổ, hoàn thiện các giống vật.

Nhận xét chung

 

Không gian, thời gian

Không rõ ràng, không xác định cụ thể, mang tính cổ xưa.

Nhân vật

Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.

Cốt truyện

Ngắn gọn, đơn giản, xoay quanh việc tạo lập thế giới.


Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học.

Trả lời:

 

Thần thoại

Truyện dân gian (ngụ ngôn, truyền thuyết, cổ tích…)

Không gian

Không xác định cụ thể, không gian rộng lớn (bầu trời, mặt đất…)

Không xác định, không gian trong phạm vi nhất định (xóm làng, vùng quê…)

Thời gian

Không xác định cụ thể

Không xác định cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần có sực mạnh phi thường.

Đa dạng, phong phú: con vật, đồ vật, con người…

Cốt truyện

Ngắn gọn xoay quanh việc tạo lập thế giới và con người

Nhiều tình tiết, sự kiện, xoay quanh các vấn đề nhân sinh, đạo đức của con người, lịch sử…

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

Trả lời:

- Một truyện thần thoại mà em được học: truyện Thánh Gióng. Ở 1 làng nọ có một bà mẹ 60 tuổi vẫn chưa có con. Một hôm bà đi thăm nương, thấy có vết chân to kì lạ bèn ướm thử. Khi đặt chân vào bà rung mình, sau đó về nhà bà có thai. Bà sinh ra một đứa con trai đặt tên là Gióng, cậu bé lên ba vẫn không biết nói, không cười. Nhưng khi nghe sứ giả tìm người đánh giặc thì tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng yêu cầu làm cho nón sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt. Từ lúc ấy Gióng bỗng lớn nhanh thư thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ. Sau khi có đầy đủ áo, mũ, ngựa và roi sắt, Gióng bỗng trở thành tráng sĩ ra trận đánh giặc, đi đến đâu, quân giặc đều bị tiêu diệt đến đó. Đánh tan giặc, Gióng trút bỏ quần áo bay thẳng lên trời.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện:

+) Xây dựng nhân vật có dấu vết của thần: ăn bao nhiêu cũng không đủ, sức mạnh phi thường…

+) Xây dựng nhân vật đại diện cho chính nghĩa, cho khát vọng của con người.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

Đặc điểm của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)
Trả lời:

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

a. Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

a. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể là:

- Nắm được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của truyện.

- Xác định các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng và sắp xếp cho phù hợp

- Khi trình bày cần lưu loát, có mở đầu và kết thúc, sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ cho bài nói sinh động, hấp dẫn

b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, cần lưu ý:

- Nắm được nội dung truyện mà người nói trình bày

- Chuẩn bị giấy bút, nội dung cần trao đổi

- Lắng nghe với thái độ tôn trọng, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi , ý kiến muốn trao đổi.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Nghe và nhận xét, đánh giá nội dung hình thức

Tri thức ngữ văn trang 35

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Câu hỏi liên quan

- Một truyện thần thoại mà em được học: truyện Thánh Gióng. Ở 1 làng nọ có một bà mẹ 60 tuổi vẫn chưa có con. Một hôm bà đi thăm nương, thấy có vết chân to kì lạ bèn ướm thử. Khi đặt chân vào bà rung mình, sau đó về nhà bà có thai. Bà sinh ra một đứa con trai đặt tên là Gióng, cậu bé lên ba vẫn không biết nói, không cười. Nhưng khi nghe sứ giả tìm người đánh giặc thì tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng yêu cầu làm cho nón sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt. Từ lúc ấy Gióng bỗng lớn nhanh thư thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ. Sau khi có đầy đủ áo, mũ, ngựa và roi sắt, Gióng bỗng trở thành tráng sĩ ra trận đánh giặc, đi đến đâu, quân giặc đều bị tiêu diệt đến đó. Đánh tan giặc, Gióng trút bỏ quần áo bay thẳng lên trời. - Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện: +) Xây dựng nhân vật có dấu vết của thần: ăn bao nhiêu cũng không đủ, sức mạnh phi thường… +) Xây dựng nhân vật đại diện cho chính nghĩa, cho khát vọng của con người.
Xem thêm
a. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể là: - Nắm được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của truyện. - Xác định các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng và sắp xếp cho phù hợp - Khi trình bày cần lưu loát, có mở đầu và kết thúc, sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ cho bài nói sinh động, hấp dẫn b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, cần lưu ý: - Nắm được nội dung truyện mà người nói trình bày - Chuẩn bị giấy bút, nội dung cần trao đổi - Lắng nghe với thái độ tôn trọng, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi , ý kiến muốn trao đổi.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập trang 34
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!