Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?
Trả lời:
- Một con người có uy quyền phải là một người có tấm lòng nhân hậu; có tiếng nói mạnh mẽ, hành động quyết liệt đáng tin cậy và khiến kẻ ác phải lo sợ, hãi hùng.
Trả lời:
Nhân vật Giăng Van - giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich - to Huy - gô là một người có uy quyền.
- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.
- Giăng Van - giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia - ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.
* Đọc văn bản
1. 1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng - tin được miêu tả như thế nào?
- Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng - tin được miêu tả:
- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.
- Khi nhìn thấy Gia - ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.
- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van - giăng xin giúp đỡ.
2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
Người kể chuyện lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”:
- Vì để tránh nhầm lẫn tên Giăng Van - giăng với tên trước kia của ông là Ma – đơ – len.
- Trước kia, ông lấy tên Ma – đơ - len với thân phận là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi còn từ giờ ông là Giăng Van - giăng – kẻ đang bị pháp luật truy nã.
3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia - ve.
- Gia - ve có giọng nói chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm” đến mức không có lời nào ghi được giọng nói của hắn.
4. Tại sao Phăng - tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?
- Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” vì chị nhìn thấy người mà mình đã đặt hết hi vọng vào đó - ông thị trưởng Ma – đơ - len hay chính là Giăng Van - giăng đang cúi đầu trước tên chó săn Gia - ve.
5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia - ve và ngôn ngữ của Giăng Van - giăng qua lời đối thoại.
- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia - ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.
- Ngôn ngữ của Giăng Van - giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.
6. Phăng - tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình.
- Cảm xúc và phản ứng của Phăng - tin khi nghe nhắc đến con gái của mình trước hết là sự kích động, sau đó là lo lắng, bất an khi chưa tìm được đứa con đáng thương của mình.
7. Chú ý thái độ của Gia - ve khi nói về Giăng Van - giăng.
- Thái độ của Gia - ve khi nói về Giăng Van - giăng là một thái độ coi thường, khinh thường dành cho một tên tội phạm bị truy nã.
8. Tại sao Gia - ve lại thấy run sợ?
- Gia - ve cảm thấy run sợ trước hành động giật gãy cái thanh giường cùng với ánh nhìn đầy sự tức giận và uy quyền của Giăng Van - giăng.
9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.
- Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van - giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van - giăng đã nói gì với Phăng - tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.
10. Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia - ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.
- Thái độ của Giăng Van - giăng đối với Gia - ve là một thái độ bình thản, điềm tĩnh nhưng không mất đi sự mạnh mẽ, quyết liệt.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Qua một câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
Trả lời:
- Có thể chia văn bản thành hai phần:
+ Phần 1 (từ đầu... “Phăng - tin tắt thở”): Gia - ve biết thân phận thị trưởng Ma – đơ - len là tù khổ sai Giăng Van - giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng -tin.
+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van - giăng khôi phục uy quyền.
- Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể đoạn trích, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van - giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia - ve.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van - giăng đối với Phăng - tin? Theo bạn, Giăng Van - giăng có thể đã nói với Phăng - tin điều gì sau khi Phăng - tin qua đời?
Trả lời:
- Giăng Van - giăng đối xử với Phăng - tin rất nhẹ nhàng, mềm mỏng, tràn đầy sự cảm thông và thể hiện sự đáng tin khi hứa sẽ đi tìm con gái cho chị.
- Khi Phăng - tin qua đời, Giăng Van - giăng có thể đã nói: “Tôi chắc chắn sẽ tìm được Cô - dét về cho chị.”
Trả lời:
- Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia - ve:
+ Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
+ Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
+ Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
+ Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
- Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.
Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van - giăng đối với Gia - ve theo diễn biến của đoạn trích.
Trả lời:
Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van - giăng đối với Gia - ve theo diễn biến của đoạn trích:
- Trước khi Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng có thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường và hành động điềm tĩnh.
- Sau khi Phăng-tin chết, thái độ của Giăng Van-giăng có sự thay đổi, trở nên quyết liệt hơn, hành động bẻ gãy thanh giường đã khiến Gia-ve phải run sợ.
=> Như vậy, theo diễn biến câu chuyện, thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve từ sự mềm mỏng, nhún nhường, dần lấy lại uy quyền và trở nên mạnh mẽ hơn. Giăng Van-giăng là một con người chân chính - con người của tình yêu thương.
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Trả lời:
+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.
+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:
- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.
- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.
Trả lời:
- Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.
- Lý do tôi khẳng định như vậy là vì xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.
Trả lời:
Điều làm nên quy quyền của một con người:
- Trước hết là ở phẩm chất, tâm hồn lương thiện, giàu lòng thương người.
- Tiếp đến, điều làm nên uy quyền của một con người còn ở lời nói, cử chỉ và hành động phải thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt khiến người tin tưởng, kính phục.
* Kết nối đọc - viết
Đoạn văn tham khảo
Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm cúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lỹ, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: