Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân lớp 10 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân ngắn nhất

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?

Trả lời:

- Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên em nghĩ tới là những con rối được người nghệ nhân điều khiển trong múa rối nước.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Bạn đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này.

Trả lời:

- Em được biết múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian, các nghệ nhân sẽ ở phía sau cánh gà để điều khiển các con rối trên sân khấu và chúng đều được thả nổi trên mặt nước.

- Em thắc mắc làm sao người nghệ nhân có thể điều khiển được con rối từ phía sau cánh gà.

* Đọc văn bản

1. Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.

Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:

- Nói rõ chủ đề bài viết và góc độ tác giả lựa chọn, giúp độc giả dễ dàng hình dung nội dung bài viết.

- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này

- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời

- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.

2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?

- Trò múa rối nước ở Việt Nam tương truyền được hình thành từ thế kỉ XI – XII.

3. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước?

- Múa rối nước trước kia được biểu diễn trên thủy đình, dựng trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,…

- Ngày nay, thủy đình được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái, sân khấu là hồ nhân tạo.

4. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?

- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh.

- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối, người điều khiển sẽ đứng sau cánh gà để điều khiển con rối.

5. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?

- Việc bảo tồn và phát triển rối nước với việc bảo tồn và phát triển các loại hình cổ truyền khác của dân tộc đều đang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận đối tượng giới trẻ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

 Văn bản cung cấp những thông tin về nghệ thuật múa rối nước truyền thống: thời gian hình thành và phát triển, không gian và thời gian biểu diễn, tạo hình và kĩ thuật biểu diễn,… Qua đây, tác giả truyền tải mong muốn gìn giữ và phát triển môn nghệ thuật độc đáo cũng như đậm đà bản sắc dân tộc này.

Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Tóm tắt những thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

Văn bản nói về nghệ thuật múa rối nước cổ truyền với những thông tin chính sau:

- Múa rối nước được hình thành cách đây rất lâu, từ thế kỉ XI – XII.

- Múa rối nước thường được biểu diễn trong hội làng, lễ Tết, sau này là các sân khấu, nhà hát.

- Dù đã có sự thay đổi về không gian biểu diễn, tạo hình và kĩ thuật biểu diễn nhưng các nghệ nhân vẫn đang cố gắng truyền tải nét truyền thống của môn nghệ thuật này đến khán giả.

- Sự khác nhau về hai loại hình rối nước và rối cạn.

- Múa rối nước trong bối cảnh xã hội hiện đại 4.0.

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm trong văn bản những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt”.

Trả lời:

Những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt” là:

- Múa rối nước bắt đầu nảy mầm, len lỏi trong long các xóm làng chiêm trũng rồi lớn dần lên giữa những sinh hoạt nhỏ bé đời thường.

- Theo thời gian, múa rối nước ngày càng trở nên phổ biến và hoàn thiện thông qua những đúc kết của nhiều thế hệ.

- Nơi biểu diễn múa rối nước là nhà rối (thủy đình) với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,…

- Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, được tao hình ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ, tươi vui và dân dã.

- Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản. Hãy phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai ấy.

Trả lời:

Thông tin trong văn bản được triển khai theo từng yếu tố của nghệ thuật múa rối nước tạo thành một chuỗi liên tục giúp người đọc hiểu và nắm được thông tin về bộ môn nghệ thuật này, gồm các thông tin:

- Nguồn gốc.

- Không gian và thời gian biểu diễn.

- Tạo hình và kĩ thuật biểu diễn.

- Các loại hình múa rối: múa rối nước và múa rối cạn.

- Những khó khăn và thách thức của nghệ thuật múa rối nước trong bối cảnh xã hội 4.0 hiện đại.

 → Cách triển khai rõ ràng mạch lạc, giúp người đọc dễ nhận viết và nắm được thông tin.

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu nhận xét về phần sa-pô của văn bản, từ đó rút ra cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung.

Trả lời:

Phần sa-pô của văn bản được viết thành một đoạn văn riêng biệt, trình bày ngay đầu tiên và khác phông chữ với văn bản, có nội dung tóm tắt lại những thông tin chính của nghệ thuật múa rối nước.

Cách viết sa-pô đối với một văn bản thông tin nói chung là:

- Phần sa-pô phải được trình bày ở đầu văn bản.

- Về nội dung, phần sa-pô phải bao quát và tóm tắt được nội dung của toàn văn bản.

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, bạn có thể nói điều gì?

Trả lời:

- Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, em có thể bổ sung những vở múa rối nước nổi tiếng như Bật cờ, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ,… 

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Từ văn bản được học, hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của bạn về rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.

Trả lời:

- Văn bản cho em những cảm nhận tốt đẹp và mới mẻ về múa rối nước. Em cảm nhận được múa rối nước là loại hình nghệ thuật cổ truyền và lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều những nét đặc trưng và thể hiện văn hóa của người Việt.

- Tuy nhiên, em cũng cảm thấy tiếc nuối vì bộ môn này hiện nay không còn được chào đón như trước và đang gặp những khó khăn khi tiếp cận khán giả hiện đại, em mong mọi người và những nghệ nhân múa rối nước sẽ cố gắng bảo tồn và duy trì loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc này của Việt Nam.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.

Đoạn văn tham khảo

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, là món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành của nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống có thể sáng ngang cùng tuồng, chèo. Sân khấu của múa rối nước được xem là “độc nhất vô nhị”. Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng. Mỗi công việc đòi hỏi tài năng cũng như sự đam mê và tâm huyết của mỗi cá nhân cùng sự thống nhất, đồng lòng của tập thể các nghệ nhân làm nghệ thuật rối nước. Âm nhạc trong múa rối nước thường có vai trò chủ đạo và khá nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mò, tù và, chen tiếng, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo... Âm nhạc trong rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc bộ. Trong những năm qua, nghệ thuật rối nước của Việt Nam đã và đang được bảo vệ và phát triển tương xứng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều đoàn nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế, giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước trên thế giới. Múa rối nước đã trở thành niềm tự hào của quốc gia, là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xúy Vân giả dại

Huyện đường

Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam

Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

Củng cố và mở rộng trang 151

Câu hỏi liên quan

Đoạn văn tham khảo
Xem thêm
- Em được biết múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian, các nghệ nhân sẽ ở phía sau cánh gà để điều khiển các con rối trên sân khấu và chúng đều được thả nổi trên mặt nước.
Xem thêm
- Văn bản cho em những cảm nhận tốt đẹp và mới mẻ về múa rối nước. Em cảm nhận được múa rối nước là loại hình nghệ thuật cổ truyền và lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều những nét đặc trưng và thể hiện văn hóa của người Việt.
Xem thêm
Những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt” là:
Xem thêm
Phần sa-pô của văn bản được viết thành một đoạn văn riêng biệt, trình bày ngay đầu tiên và khác phông chữ với văn bản, có nội dung tóm tắt lại những thông tin chính của nghệ thuật múa rối nước.
Xem thêm
Thông tin trong văn bản được triển khai theo từng yếu tố của nghệ thuật múa rối nước tạo thành một chuỗi liên tục giúp người đọc hiểu và nắm được thông tin về bộ môn nghệ thuật này, gồm các thông tin:
Xem thêm
Văn bản nói về nghệ thuật múa rối nước cổ truyền với những thông tin chính sau:
Xem thêm
- Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên em nghĩ tới là những con rối được người nghệ nhân điều khiển trong múa rối nước.
Xem thêm
- Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, em có thể bổ sung những vở múa rối nước nổi tiếng như Bật cờ, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ,… 
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!