Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ ngắn nhất
* Trước khi đọc
Câu hỏi trang 66 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp.
Trả lời:
- Tác phẩm văn học: Truyện Lục Vân Tiên.
+ Tác phẩm ngoài việc làm nổi bật lên hình ảnh anh hùng đầy khí phách của nhân vật Lục Vân Tiên. Bên cạnh đó em còn rất ấn tượng với mối tình của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Vân Tiên từ giã phản hồi,
Nguyệt Nga than thở: "Tình ôi là tình!
Nghĩ mình mà ngán cho mình,
Nỗi ơn chưa trả, nỗi tình lại vương"
Sau này vì từ chối Bùi Kiệm và con trai Thái sư đương triều, nàng bị dâng đi cống giặc Ô Qua. Trên đường đi, Nguyệt Nga ôm bức tượng Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Câu chuyện kết thúc có hậu khi nàng nương nhờ bà lão dệt vải thì Lục Vân Tiên thắng giặc Ô Qua trên đường về bị lạc, ghé hỏi đường bà lão. Hai người gặp nhau trong niềm hạnh phúc.
Nàng bèn tỏ thiệt một khi,
Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay,
Thưa rằng: "May gặp nàng đây,
Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn.
Để lời thệ hải minh sơn,
Mang ơn trước phải đền ơn cho rồi.
Vân Tiên vốn thiệt là tôi,
Gặp nhau nay đã phỉ rồi ước mơ."
* Đọc văn bản
Câu hỏi 1 trang 66 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.
Trả lời:
Kim Trọng xuất hiện với sự trang nhã lịch sự, phong cách của một kẻ sĩ. Mỗi bước đi của chàng, cảnh vật như sáng bừng lên; cỏ cây, không gian có một sự hóa thân kỳ diệu, trở nên diễm lệ ngào ngạt sắc hương
Câu hỏi 2 trang 67 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Những từ ngữ hình ảnh miêu tả cảm xúc tâm trạng của các nhân vật.
Trả lời:
- Tâm trạng chung của hai nhân vật được thể hiện qua câu thơ “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
+ Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo.
- Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến.
Câu hỏi 3 trang 67 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên.
Trả lời:
- Cảnh vật và hồn người đã để lại dấu ấn trong lòng mỗi chúng ta qua một vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
"Dưới cầu nước chảy trong veo,
Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha".
+ Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cành tơ liễu và bóng chiều thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử.
Câu hỏi 4 trang 68 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Trả lời:
Ở trong đoạn thơ này, người kể chuyện như hóa thân vào nhân vật để trực tiếp bày tỏ tâm tư tình cảm: Thể hiện sự lo lắng, không yên vì cuộc sống không biết trước được điều gì, gặp gỡ người thương rồi cũng không biết sau này có thể thành đôi không.
* Sau khi đọc
Câu hỏi 1 trang 69 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?
Trả lời:
- Đoạn trích có nhân vật là Kim Trọng và Thúy Kiều.
- Sự việc: Cuộc gặp gỡ của Kim Trọng và Thúy Kiều.
Câu hỏi 2 trang 69 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?
Trả lời:
- Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời người kể chuyện.
- Qua lời giới thiệu, em hình dung được nhân vật Kim Trọng là người thư sinh nho nhã thanh lịch, có tài năng, thông minh.
Câu hỏi 3 trang 69 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.
Trả lời:
- Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều.
- Những từ ngữ tiêu biểu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật:
+ Tình trong như đã mặt ngoài còn e
+ giục cơn buồn
+ người còn nghé theo
-> Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận:
"Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"
Câu hỏi 4 trang 69 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:
a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?
b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.
d. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.
Trả lời:
a.
- Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:
+ Thời gian: Buổi chiều.
+ Không gian: gần bờ sông và trên cây cầu.
+ Sự vật: Dòng nước, cây liễu, ánh trăng, ngôi nhà.
- Khi miêu tả bức tranh thiên nhiên, tác giả thể hiện cảm xúc, tình cảm những sự vật là minh chứng cho tình yêu giữa giai nhân và tài tử.
b.
- Lời người kể chuyện là “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.
- Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?”
- Em nhận biết qua hình thức được để trong dấu ngoặc kép.
c.
- Nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ lo lắng, không yên tâm, không chắc chắn với mối lương duyên này.
d.
- Nhân vật Thúy Kiều là người rất tình nghĩa, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận.
Câu hỏi 5 trang 70 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.
Trả lời:
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Nguyễn Du đã miêu tả nhân vật Kim Trọng bằng bút pháp ước lệ, diễn tả bằng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để làm nổi bật chất tài hoa phong tình của kẻ thiên tài.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nguyễn Du đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tả người, tả cảnh, tả tình để xây dựng nên bức chân dung một văn nhân lý tưởng trong con mắt và tâm hồn của giai nhân.
Câu hỏi 6 trang 70 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Trả lời:
- Chủ đề: Cảm xúc, tình cảm của tình yêu đôi lứa.
- Tư tưởng tình cảm: Sự tự do trong tình yêu đôi lứa, không bị gò bó trong khuôn phép phong kiến
* Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.
Trả lời:
Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu” tạo nên sự đối xưng trong bức tranh thiên nhiên. Chao ôi! Còn gì tuyệt vời hơn khi trước mắt chúng ta là một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Củng cố, mở rộng bài 2 trang 59, 60
Thực hành tiếng Việt: Chữ Nôm trang 70