Soạn bài Đợi mẹ lớp 7 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Đợi mẹ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đợi mẹ

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Đợi chờ luôn mang lại cho con người những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó. 

Trả lời: 

Đối với em, đợi chờ đúng là một cảm xúc đặc biệt. Tùy vào hoàn cảnh khác nhau mà mang những trạng thái, những cung bậc cảm xúc cũng khác nhau. Khi chờ đợi mẹ đi chợ về, em sẽ cảm thấy hào hứng, mong ngóng, tò mò không biết mẹ sẽ mua những gì. Hay khi chờ đợi anh chị em đi xa trở về, sự chờ đợi sẽ chuyển thành vui sướng nhưng có chút lo lắng, bồn chồn trong người. Dù vậy, sự chờ đợi vẫn luôn khiến con người không yên, luôn trong trạng thái mong đợi, hy vọng vào một điều gì đó.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượngEm hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?

Trả lời: 

Khi đọc đoạn thơ, em hình dung đó là một khung cảnh tĩnh lặng, màn đêm đã buông xuống và căn nhà cũng chìm vào bóng tối. Không ngọn lửa, không bóng người, chỉ có ánh đom đóm lập lòe tạo nên một không gian tịch mịch, cô đơn trong sự đợi chờ mẹ về của nhân vật em bé.

2. Suy luậnMẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

Trả lời: 

- CH1: Mẹ đã bế em bé vào nhà. Em dựa vào hoàn cảnh câu trước “…chờ tiếng bàn chân mẹ/ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”. Dường như em bé đã thiếp đi trong lúc chờ mẹ về, lúc ngủ em vẫn đang đợi mẹ trong cơn mơ.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Đợi mẹVăn bản là dòng tâm trạng của nhân vật em bé khi đợi mẹ đi làm chưa về.

Soạn bài Đợi mẹ | Hay nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

Trả lời: 

- Cách gieo vần: vần sát (đồng - đồng)

- Ngắt nhịp: 3/4, 5/5, 2/3

→ Nhận xét: cách gieo vần và cách ngắt nhịp rất đa dạng thể hiện từng cung bậc cảm xúc của nhân vật em bé trong khi chờ đợi.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé. 

Trả lời: 

- Từ ngữ: “vào nhà”, “lẫn”, “chưa nhen”, “trống trải”, “ì oạp”, “nhìn ra”

- Hình ảnh: “ruộng lúa”, “trăng non”, “vầng trăng”, “ đom đóm”, “căn nhà tranh”, “vườn hoa mận trắng”…

- Biện pháp tu từ: liệt kê

→ Tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ: gây ấn tượng mạnh cho người đọc hình dung về một khung cảnh chờ đợi mẹ đầy tịch mịch, cô đơn của nhân vật em bé.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “”Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”. 

Trả lời: 

Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một trong những hình ảnh đẹp nhất bài thơ. Hình ảnh đó gợi cho em nhiều suy nghĩ về nhân vật em bé. Em bé đã đợi được mẹ trở về nhưng dường như sự cô đơn, trống trải đã làm em thiếp đi. Nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, em bé vẫn mơ màng, mang cả nỗi đợi vào giấc mơ. Hình ảnh đó khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông trước một đứa bé tội nghiệp. Sự chờ đợi, mong ngóng đã chiếm lấy cả giấc mơ của đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Điều đó cho thấy dù vẫn là một đứa trẻ, nhưng nhân vật em bé đã có thể hiểu được sự chờ đợi, mong mỏi là như thế nào.

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy. 

Trả lời: 

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, thân thương của tác giả đối với người mẹ của mình. Nó được thể hiện rõ nét qua sự chờ đợi của nhân vật em bé, mong ngóng mẹ trở về khi mẹ đang đi làm ruộng. Tình cảm của tác giả được thể hiện rõ qua nỗi nhớ về bóng dáng mẹ “Mẹ lẫn trên cánh đồng/ Đồng lúa lẫn vào đêm”, tiếng bước chân dính bùn của mẹ “Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”… Tất cả làm nổi bật lên tình mẫu tử gắn kết của tác giả qua mỗi lần chờ đợi mẹ đi làm về, đó là sự cô đơn, trống trải của căn nhà khi vắng mẹ và sự ấm cúng, tràn đầy yêu thương khi mẹ trở về.

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

Trả lời: 

Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu trong gia đình. Không chỉ những khoảnh khắc đáng nhớ, vui vẻ mà ngay cả sự chờ đợi cũng đáng để ta lưu giữ, trân trọng. Chúng ta không thể ở mãi cũng với gia đình mình, ai rồi cũng sẽ có ước mơ, hoài bão phải thực hiện và sẽ rời xa ngôi nhà thân yêu. Vậy nên hãy trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc khi ở bên nhau để sau này khi nhìn lại sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ thay vì những tiếc nuối.

Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Như trong bài thơ “Đợi mẹ” của nhà thơ Vũ Quần Phương, tình cảm của nhân vật em bé dành cho mẹ của mình thể hiện qua sự chờ đợi, mong mỏi mẹ trở về trong màn đêm tĩnh lặng. Sự cô đơn không làm nhụt chí của em bé, em vẫn đợi mẹ như màn đêm đợi ngày mai. Như trong chúng ta, ai chả có những lúc phải chờ đợi, con chờ đợi mẹ đi chợ về, bố mẹ chờ đợi đứa con đi làm xa trở về… đó đều là cách mà những người trong gia đình thể hiện với nhau. Nó không giống với tình yêu, sự chờ đợi đem đến sự bồi hồi, hy vọng vào một điều gì sắp xảy ra khiến chúng ta khi thì lo lắng, sốt ruột, khi thì vui vẻ, hồ hởi. Dù được biểu hiện như thế nào, tình cảm gia đình vẫn là tình cảm đáng trân trọng. Chúng ta cần phải biết yêu mến người thân của mình và biết trân trọng những khoảnh khắc bên gia đình của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Ôn tập trang 95

Tri thức Ngữ văn trang 96

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Lời trái tim

Thực hành tiếng Việt trang 104

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đợi mẹ
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!