Soạn bài Đất nước lớp 10 | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Đất nước Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem: Soạn bài Hê-r

Soạn bài Đất nước ngắn nhất

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc bài thơ tự do, các em cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

+ Bài thơ có các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, ... đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm, ... của tác giả?

+ Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì? 

- Đọc trước bài thơ Đất nước, tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp đọc hiểu bài thơ. 

- Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ, ... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Trả lời:

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc bài thơ tự do, các em cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình là là "tôi" trữ tình bộc lộ được những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về đất nước, quê hương và con người.

+ Bài thơ có các hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, phép đối lập khéo léo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm cả đoạn, cảm xúc dạt dào, trữ tình. Qua đó nhằm thể hiện hiện bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực, đồng thời khắc họa rõ nét tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương của tác giả.

+ Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là tình yêu quê hương đất nước tha thiết.

- Đọc trước bài thơ Đất nước, tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về

+ Nhà thơ Nguyễn Đình Thi:

. Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

. Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

. Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

. Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 - 1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.

. Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ "Sáng mát trong như sáng năm xưa" (1948) và "Đêm mitting" (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau "Ôi những cánh..."

à Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.

Em biết những bài thơ nào viết về đất nước là: Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân),...

Những bài thơ đó giúp em thấy được tình yêu quê hương đất nước bao la, rộng lớn, được thể hiện qua ngòi bút của các tác giả.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chínhBài thơ thể hiện những cảm xúc suy tư sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước vừa gần gũi, thiêng liêng vừa vĩ đại anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng kiên cường, anh dũng và chiến thắng vẻ vang.

Soạn bài Đất nước Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua từ ngữ nào?

- Hãy hình dung về Hà Nội và “Người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Trong khổ 1,2 nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: "tôi", "người ra đi".

- Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình: sự gắn bó da diết với mảnh đất Hà Nội của những người ra đi.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Khổ 3: Chú ý độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Hình dung bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên mang vẻ đượm buồn, trầm mặc

- Hình ảnh ấn tượng: “Người ra đi đầu không ngoảng lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Vì câu thơ đã gợi ra hình ảnh Người lính bỏ lại sau lưng một Hà Nội thơ mộng, lãng mạn mà trầm mặc, buồn bã, quyết tâm ra đi vì sự nghiệp kháng chiến, phụng sự Tổ quốc với một ý chí kiên định.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Chú ý những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.

Trả lời:

- Những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh: 

+ Cánh đồng quê – chảy máu;

+ Dây thép gai – đâm nát trời chiều;

+ Bát cơm chan đầy nước mắt;

+ Đứa đè cổ - đứa lột da.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Từ khổ 5 – 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về:

- Đất nước đau thương, căm hờn?

- Đất nước quật cường, anh dũng?

Trả lời:

Đất nước đau thương, căm hờn?

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Đã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt

Đứa đè cổ đứa lột da.

Đất nước quật cường, anh dũng?

Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà;

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ;

Người Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác.

Trả lời:

Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955).

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Bài Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

Soạn bài Đất nước Cánh diều (ảnh 1)

Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu quê hương đất nước tha thiết.

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên với vẻ đẹp nhẹ nhàng và tinh khôi nhưng lại có chút buồn man mác: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội.

- Hình ảnh  em thấy ấn tượng nhất đó là hình ảnh 4 câu thơ thể hiện hồn thu Hà Nội. Đó là một Hà Nội thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

Trả lời:

- Cảm nhận của nhân vật trữ tình trong mùa thu năm nay là sự vui mừng phấn khởi, đầy niềm tin và hi vọng mới.

- Sở dĩ có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba là do sự cảm nhận của tác giả về một mùa thu hoài niệm và một mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh? Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?

Trả lời:

- Những dòng thơ thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh: 

Những đêm dài hành quân nung nấu

Lòng dân ta yêu nước thương nhà; 

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hung

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ đầy sinh động sáng tạo và hấp dẫn người đọc.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước trong khổ thơ cuối.

Trả lời:

Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. 

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì? 

Trả lời:

- Theo em, việc thay đổi hai đại từ này chỉ sự chuyển biến từ cái tôi trữ tình mang tính cá nhân đến chúng ta - đại diện cho một tập thể đều mang ý nghĩa cùng thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.

Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về", em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng rì rầm" ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Đây chính là tiếng của cha ông, của lịch sử, của hồn đất, hồn nước. Tiếng nói ấy kết tinh từ truyền thống bất khuất kiên cường “Nước những người chưa bao giờ khuất”, trở thành hồn thiêng sông núi, nhắn nhủ âm thầm bền bỉ, truyền trao đời đời cho các lớp cháu con. Chúng ta có thể nghe thấy lời nhắc nhớ về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Thể hiện niềm tự hào về những gì cha ông đã làm nên. Đồng thời nhắn nhủ, truyền trao trách nhiệm của cha ông cho lớp lớp cháu con và bày tỏ niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước sẽ được các thế hệ sau tiếp tục: “Mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng” (Nguyễn Khoa Điềm),...

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Hướng dẫn tự học trang 67

Tri thức ngữ văn trang 68

Lính đảo hát tình ca trên đảo

Đi trong hương tràm

Mùa hoa mận

Câu hỏi liên quan

- Cảm nhận của nhân vật trữ tình trong mùa thu năm nay là sự vui mừng phấn khởi, đầy niềm tin và hi vọng mới.
Xem thêm
“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Đây chính là tiếng của cha ông, của lịch sử, của hồn đất, hồn nước.
Xem thêm
- Những dòng thơ thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh: 
Xem thêm
- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên với vẻ đẹp nhẹ nhàng và tinh khôi nhưng lại có chút buồn man mác: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội.
Xem thêm
- Trong khổ 1,2 nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: "tôi", "người ra đi".
Xem thêm
- Theo em, việc thay đổi hai đại từ này chỉ sự chuyển biến từ cái tôi trữ tình mang tính cá nhân đến chúng ta - đại diện cho một tập thể đều mang ý nghĩa cùng thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.
Xem thêm
Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. 
Xem thêm
Đất Nước có thể được chia làm 2 phần
Xem thêm
- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên mang vẻ đượm buồn, trầm mặc
Xem thêm
- Những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh: 
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đất nước | Cánh diều Ngữ văn lớp 10
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!