Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước truyện Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).
Trả lời:
- Trong thực tế em đã từng ghen tị với người khác. Đó là khi em thấy em của mình được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới, em đã so bì với em ấy và giận em không nói chuyện và không chia sẽ đồ chơi cho em.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân: Kể về cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng, Răng và Bụng.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?
Trả lời:
Lí do khiến các thành viên cơ thể họp bàn vì cho rằng mọi người phải làm việc vất vả chỉ có mình bụng là ung dung.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.
Trả lời:
Các thành viên cơ thể bỏ hẳn những công việc mình đang làm.
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết quả cuối cùng thế nào?
Trả lời:
Kết quả là mọi người ai cũng uể oải không còn sức sống.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?
Trả lời:
Khổ thơ cuối bài là bài học của truyện.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
Tóm tắt: Vào một ngày kia, các thành viên cơ thể thấy rằng Tay, Miệng, Răng đều phải làm việc vất vả, chỉ có mình Bụng là ung dung đánh chén chả phải làm gì. Các thành viên cơ thể đã họp bàn với nhau và quyết định đình công để Bụng cũng phải làm việc cùng mọi người. Thế là sau cuộc họp bàn, Tay không gắp thịt nữa, Miệng cũng không ăn, Răng thì nhất định không nhai. Thế nhưng chỉ được mấy hôm thì tất cả ai nấy đều rã rời. Đôi Tay thì ặt ẹo, Miệng thì khô, Chân cũng chẳng mang nổi. Đến lúc đó thì họ nhận ra là Bụng cũng phải làm việc chứ không hề được chơi. Và mọi người phải luôn đoàn kết chung sức một lòng.
Trả lời:
- Giống nhau: đều rút ra được bài học từ câu chuyện, đều mượn chuyện vật để nói chuyện con người.
- Khác nhau: ở những truyện ngụ ngôn khác được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. Ở truỵên của Ê-dốp tác giả viết bằng thơ.
Trả lời:
Bài học: Trong cuộc sống chúng ta nên đoàn kết giúp đỡ nhau, sống một cách chan hòa không nên so bì, tị nạnh nhau.
Trả lời:
Truyện Chân, Tay, Tai Mắt, Miệng của Việt Nam về nội dung đều nêu ra sự tị nạnh của các bộ phận trên cơ thể để từ đó rút ra bài học trong cuộc sống. Về hình thức, truyện của Việt Nam viết bằng văn xuối, truyện của Ê - dốp là thơ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Thực hành tiếng việt trang 9, 10
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội