Sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo | Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11 Bài 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo

I. Đọc trang 49, 50, 51, 52

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng thoe sách giáo khoa

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn phương án đúng nhất về định nghĩa yếu tố tượng trưng trong thơ.

A. Là sự kết hợp giữa nhạc tính của thơ (vần, nhịp, thanh điệu,...) với sự tương giao giữa các giác quan (sự hòa hợp giữa các ấn tượng thị giác, thính giác,...).

B. Là tổng hoà của các yếu tố hình thức như thể thơ, câu thơ, lời thơ, vần điệu,... để chuyển tải tư tưởng chung của tác phẩm.

C. Là những chi tiết, hình ảnh gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí về bản chất sâu xa của con người và thế giới.

D. Là thể loại thơ trữ tình mang tính trực quan sinh động nhưng chuyển tải những tư tưởng, quan niệm trừu tượng

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đặc điểm nào của văn bản Nguyệt cầm (Xuân Diệu) không thể hiện yếu tố tượng trưng

A. Nhiều từ Hán Việt và những điển tích trong văn học cổ, mang lại sự cổ kính và chiều sâu lịch sử cho tác phẩm.

B. Những hình ảnh thể hiện sự tương giao giữa cảm nhận về ánh sáng, âm thanh và cảm giác của chủ thể trữ tình.

C. Những chi tiết cụ thể, hữu hình khơi gợi triết lí sâu xa về số phận phổ quát của những tài hoa nghệ thuật trong lịch sử.

D. Sự khai thác triệt để nhạc tính của thanh điệu, vần điệu và cấu trúc ngữ pháp trùng điệp trong câu thơ.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra ít nhất một yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian của Văn Cao.

Trả lời:

Hệ thống hình ảnh trong bài Thời gian mang tính tượng trưng cao: những hình ảnh cụ thể, hữu hình (chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, hai giếng nước, ... ) gợi những ý niệm trừu tượng (thời gian, nghệ thuật, tình yêu, ... ) và triết lí sâu xa về bản chất của thế giới con người (sự huỷ diệt của thời gian, sự trường tồn của những giá trị tình thần, ... ).

Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Từ các văn bản đã học, hãy nêu một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng.

Trả lời:

Một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng:

- Xác định những chi tiết, hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng chuyển tải những ý niệm trừu tượng và triết lí sâu xa về con người và thế giới.

- Phân tích cơ chế chuyển nghĩa của các chi tiết, hình ảnh này, đặc biệt lưu ý đến sự kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng (chẳng hạn: thời gian qua kẽ tay, kỉ niệm rơi, ... ).

- Một số tác phẩm có thể sử dụng phép tương giao (phối hợp và tổng hoà những ấn tượng giác quan khác nhau như: thị giác với thính giác, thính giác với xúc giác, ... ) để gợi mở và kết nối giữa cái cụ thể, hữu hình và cái trừu tượng, vô hình. Cần chỉ rõ và phân tích ý nghĩa của phép tương giao đó.

- Nhiều tác phẩm sử dụng nhạc điệu của từ ngữ và cú pháp để mở rộng biên độ của thế giới tưởng tượng; cần phân tích giá trị của các yếu tố nhạc điệu này.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

Đọc văn bản Xứ mộng của Ét-ga A-lan Pô (Truyện thơ Nôm khuyết danh) và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

XỨ MỘNG

Ét-ga A-lan Pô

Có một chàng dũng sĩ,

Quần áo đẹp muôn màu,

Ngoài nắng, trong đêm tối,

Chàng du lịch đã lâu

Ca vang một bài hát,

Tìm Xứ Mộng sang giàu.

Nhưng chàng già thêm mãi -

Người dũng sĩ hào hùng -

Trong tâm chàng - ảo ảnh

Đã tan vào chỗ không,

Vì không một khu đất

Giống Xứ Mộng chàng mong.

Rồi sau, khi chàng thấy

Sức lực héo kiệt dần,

Gặp bóng người lữ thứ -

Chàng vội hỏi ân cần,

“Bóng ơi, như Xứ Mộng

Thì ở xa hay gần?”

Vượt Núi trên Cung Quảng,

Xuống Thung lũng Tối đen,

Tiến đi, cứ dũng tiến,”

Cái bóng trả lời liền -

“Nếu anh đang tìm kiếm

Một Xứ Mộng thần tiên!”

(In trong Anh Hoa - Anh Mỹ thi tập loại đối ngữ, Sài Gòn, 1965)

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 (Tưởng tượng) trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn hình dung như thế nào về Xứ Mộng mà chàng dũng sĩ đã dành cả đời để tìm kiếm?

Trả lời:

Xứ Mộng trong tâm tưởng của chàng dũng sĩ là một nơi giàu sang, phú quý.

Câu 2 (Suy luận) trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cái bóng mà chàng dũng sĩ bắt gặp trên đường có thể là ai?

Trả lời:

Cái bóng có thể là chính chàng dũng sĩ trong ảo ảnh.

Câu 3 (Suy luận) trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chàng dũng sĩ có thể tìm thấy Xứ Mộng mà chàng mơ ước theo chỉ dẫn của cái bóng hay không?

Trả lời:

Không thể vì đó chỉ là Xứ Mộng thần tiên.

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn đã từng đọc truyện hoặc xem những bộ phim nào nói về cuộc phiêu lưu của những chàng dũng sĩ chưa? Cuộc phiêu lưu của chàng dũng sĩ trong bài thơ Xứ Mộng có điểm gì tương đồng hoặc khác biệt so với những cuộc phiêu lưu mà bạn đã từng đọc?

Trả lời:

- Một số tác phẩm nói về cuộc phiêu lưu của những chàng dũng sĩ: sử thi Ô-đi-xê (Odyssee) của Hô-me-rơ (Homer), tiểu thuyết Đảo giấu vàng của Rô-bớt Lu-i Sti-ven-xơn (Robert Louis Stevenson), tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ (Jules Verne) hoặc loạt phim A-va-ta (Avatar), Chúa tể những chiếc nhẫn, Cướp biển vùng Ca-ri-bê (Caribe), ... Những tác phẩm này đa số nói về những cuộc phiêu lưu đầy hiểm nguy của nhân vật chính (anh hùng, dũng sĩ, những con người can trường, mạnh mẽ, khát khao công lí) vượt qua nhiều thử thách gian khổ để đi tìm những gì mình yêu quý, trân trọng, khao khát (kho tàng, tình yêu, chân lí khoa học, ... ), thường kết thúc với sự thành công và hạnh phúc của nhân vật chính khi đạt được điều mình mơ ước.

- Cuộc phiêu lưu của chàng dũng sĩ trong Xứ Mộng cũng nhằm mục đích đi tìm vùng đất mơ ước của nhân vật chính và cũng trải qua nhiều khổ ải (cả một đời người, đánh đổi bằng tất cả tuổi trẻ, sinh lực và niềm tin), tuy nhiên, lại kết thúc đầy mơ hồ với một lời chỉ dẫn xa vời, báo hiệu sự khép lại của một hành trình phù phiếm, vô vọng.

Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng dưới đây vào vở và điền thông tin vào các ô trống:

Những chi tiết đặc tả nhân vật dũng sĩ

Đoạn thơ

Nội dung

- quần áo đẹp muôn màu

- ca vang

Có một chàng dũng sĩ....

Tìm Xứ Mộng sang giàu

Tuổi trẻ và khát vọng tìm kiếm Xứ Mộng.

     
     

Từ bảng trên, bạn hãy nêu nhận xét về sự thay đổi ngoại hình và tâm trạng của chàng dũng sĩ qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc hành trình tìm Xứ Mộng.

Trả lời:

Những chi tiết đặc tả nhân vật dũng sĩ

Đoạn thơ

Nội dung

- quần áo đẹp muôn màu

- ca vang

- du lịch ngoài nắng, trong đêm tối

Có một chàng dũng sĩ....

Tìm Xứ Mộng sang giàu.

Tuổi trẻ và khát vọng tìm kiếm Xứ Mộng.

- già thêm mãi

- ảo ảnh tan vào chỗ không

Nhưng chàng già thêm mãi

...

Giống Xứ Mộng chàng mong.

Tuổi già và sự tan vỡ khát vọng.

- sức lực héo kiệt dần

- vội hỏi ân cần

Rồi sau khi chàng thấy

...

Một Xứ Mộng thần tiên

Cuộc gặp gỡ với cái bóng lữ thứ.

Sự thay đổi của chàng dũng sĩ được thể hiện qua những yếu tố sau:

- Về ngoại hình: Từ trẻ trung, khoẻ mạnh đến già yếu và cuối cùng là sinh lực héo kiệt, báo hiệu sự kết thúc của cuộc hành trình.

- Về tâm trạng: Từ lạc quan, tràn đầy hì vọng (“hát vang” khi lên đường tìm kiếm Xứ Mộng) đến tan vỡ ảo vọng (ảo ảnh "tan vào chỗ không"), nhưng đến phút cuối của cuộc đời vẫn níu kéo chút hì vọng cuối cùng qua câu hỏi đối với chiếc bóng lữ thứ.

* Nghệ thuật sử dụng màu sắc của Ét-ga A-lan Pô qua ba đoạn thơ: Từ màu sắc tươi vui, rực rỡ ở đoạn 1: quần áo đẹp muôn màu (trong nguyên tác là: trang phục đẹp đẽ rực rỡ) đến sự phai nhạt ở đoạn 2 và bóng tối hư vô ở đoạn cuối.

Câu 3 trang 52 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Liệt kê những chi tiết, hình ảnh liên quan đến bóng tối trong bài thơ. Mỗi lần xuất hiện trong bài thơ, ý nghĩa của hình ảnh bóng tối đã biến đổi như thế nào? Phân tích mối liên hệ giữa nhân vật cái bóng và những hình ảnh bóng tối đó.

Trả lời:

Những chi tiết, hình ảnh liên quan đến bóng tối trong bài thơ:

Đoạn 1: Ngoài nắng, trong đêm tối,/ Chàng du lịch đã lâu

→Bóng tối xuất hiện trong sự đan xen với ánh sáng, chỉ những gian nan, khổ ải cũng như niềm vui, hạnh phúc mà chàng trai đã trải qua trong giai đoạn đầu của cuộc hành trình. Với sức trẻ dâng trào, chàng vượt qua tất cả với tinh thần lạc quan trong bài ca tìm kiếm Xứ Mộng.

Đoạn 2: Trong tâm chàng - ảo ảnh/ Đã tan vào chỗ không (Nguyên tác: Trongtim chàng bóng tối phủ dấn)

→Bóng tối lan toà và ánh nắng tắt dần trong trái tim chàng dũng sĩ, ý chỉ nỗi bất an không ngừng tăng và hi vọng phai tàn dần khi những cuộc phiêu lưu của chàng đi tìm Xứ Mộng đều rơi vào vô vọng. Khi tuổi già ập đến, chàng bắt đầu nhận ra sự phù phiếm, vô nghĩa của ước mơ "Xứ Mộng sang giàu" thời tuổi trẻ.

Đoạn 3: Có hai chi tiết liên quan đến bóng tối: bóng người lư thứ và Thung Chân trời sáng tạo

→Chàng trai đã đi vào vương quốc của bóng tối, trong đó, dáng hình mà chàng bắt gặp cũng chỉ là một chiếc bóng (ý chỉ thế giới hư thực giữa ranh giới sống và chết, âm và dương). Hình ảnh Thung lũng Tối đen trong lời chỉ dẫn của chiếc bóng hoàn toàn trái ngược với hình dung của chàng dũng sĩ cũng như chính chúng ta về một Xứ Mộng rực rỡ, sang giàu ở đầu bài thơ. Đó có thể là cái đích cuối cùng của đời người - bóng tối vĩnh cửu, cái chết, sự bình an, vĩnh hằng. Đó mới thật sự là Xứ Mộng, đích đến của đời người.

Như vậy, giữa cái bóng và những hình ảnh bóng tối trong bài thơ có mối liên hệ mật thiết: Cái bóng có thể là một người lữ thứ đã lên đường tìm kiếm Xứ Mộng trước chàng dũng sĩ, đã trải qua tất cả ánh sáng và bóng tối mà chàng đã trải qua, đã đến Xứ Mộng nơi Thung lũng Tổi đen trước chàng. Điều đó cho thấy cuộc tìm kiếm Xứ Mộng là cuộc hành trình đã kéo dài qua nhiếu thế hệ, một hành trình của đời người nói chung.

Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa tượng trưng của cuộc hành trình mà chàng dũng sĩ đã trải qua cũng như ý nghĩa tượng trưng của Xứ Mộng mà chàng tìm kiếm?

Trả lời:

- Ý nghĩa tượng trưng của cuộc hành trình tìm kiếm Xứ Mộng: Đây là cuộc hành trình đi tìm sự sang giàu và cái tuyệt đối trong đời người. Con người dành cả cuộc đời đi tìm những giá trị xa vời nhưng không nhận ra giá trị thật sự nằm ngay trên cuộc hành trình, trong tuổi trẻ bị lãng phí, trong những tháng nămrong ruổi của cuộc đời họ chứ không phải là một đích đến phù phiếm.

- Ý nghĩa tượng trưng của Xứ Mộng: Xứ Mộng tượng trưng cho những giá trị tuyệt đối, xa vời mà con người khao khát, họ càng tìm kiếm thì Xứ Mộng càng lùi xa.

Câu 5 trang 52 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đây là một trong những tác phẩm cuối đời của Ét-ga A-lan Pô (ông mất sáu tháng sau khi hoàn thành bài thơ). Theo bạn, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời:

Hàng trăm năm sau cuộc đổ xô của người Tây Ban Nha đi tìm kiếm thành phố vàng En Đô-ra-đô huyền thoại, lại có những cuộc đổ xô tìm vàng mới của người da trắng về miền Viễn Tây nước Mỹ. Ét-ga A-lan Pô sáng tác bài thơ Xứ Mộng vào năm 1849, năm cuối cùng của cuộc đời ông, nhằm gửi gắm thông điệp cảnh báo về sự phù phiếm và vô nghĩa của những giấc mơ làm giàu chóng vánh hay rộng hơn là những giấc mơ tìm kiếm giá trị tuyệt đối trong cuộc sống.

II. Tiếng Việt trang 53

Câu 1 trang 53 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền vào bảng sau những điểm giống nhau và khác nhau giữa biện pháp điệp từ, điệp ngữ với biện pháp lặp cấu trúc, đồng thời nêu ví dụ cho từng trường hợp:

 

Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Biện pháp lặp cấu trúc

Điểm giống nhau

   

Điểm khác nhau

   

Ví dụ

   

Trả lời:

 

Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Biện pháp lặp cấu trúc

Điểm giống nhau

- Đều là những biện pháp tu từ nhằm làm tăng giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt.

- Đều sử dụng sự lặp lại của những yếu tố ngôn ngữ để nhấn mạnh, khẳng định một nội dung nào đó.

Điểm khác nhau

Lặp lại một từ hoặc cụm từ trong câu, trong đoạn.

Lặp lại một kết cấu ngữ pháp trong vế câu, trong câu, trong đoạn.

Ví dụ

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em,thương em biết mấy.

(Phạm Tiến Duật, Gửi em,cô thanh niên xung phong)

Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn

éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bn. Cô bình phẩm. Cô khoái lắm!

(Nguyễn Công Hoan, Cô Kếu,gái tân thời)

Câu 2 trang 53 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ Gai (Mai Văn Phấn) và phân tích tác dụng của biện pháp đó.

Trả lời:

- Phép lặp cấu trúc thứ nhất:

Sớm

Hái bông hoa hồng

Chiều

Gai cào mộng mị.

- Phép lặp cấu trúc thứ hai:

Sẹo

Lên xanh biếc thế

Gai

Trong hồn đơm hoa.

- Tác dụng: Tổ chức cấu trúc câu thơ kép nhấn mạnh sự song song và đối lập giữa cái đẹp và nỗi đau, thành quả sáng tạo và những tổn thương phải trải qua để có được thành quả đó.

Câu 3 trang 53 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các ví dụ sau, trong số đó, hãy xác định đâu là phép đối

a. Bây giờ thì khác hẳn, Hồng bị mắng luôn luôn. Động một tí gì u cũng mắng. Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được: mắng!... Như vậy kể cũng còn đáng tội. Nhưng lại còn những cái không phải tội Hồng: thí dụ như nhà bẩn, nhà lắm ruồi vào, con chó bởi vườn trầu, hay thẳng Thiên ngã, thẳng Thiên khóc,... đâu có phải tại Hồng. Hồng làm sao cho không thể được? suốt ngày vì phải mắng.

(Nam Cao, Bài học quét nhà)

b.Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,

Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu.

Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,

Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.

Bánh chưng sắp gói, e nằm chảy,

Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu.

Thôi thế thì thôi, đành Tết khác,

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo!

(Trần Tế Xương, Cảm Tết)

Trả lời:

a. Phép lặp cấu trúc: Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được: mắng !... , nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại và tăng tiến của hành động la mắng vô lí của người mẹ.

b. Học sinh cần lưu ý, đối chính là cách lặp lại cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu, ... Vì vậy, trong ngữ liệu b, việc lặp lại cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu đã làm nên phép đối. Đây là phép đối giữa hai dòng thơ 7 chữ:

- Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,/ Trà sen mượn hỏi, giá còn kiểu.

- Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy,/ Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu.

* Tác dụng: Nhấn mạnh lí do thiếu thốn những món ngon ngày Tết (do những yếu tố khách quan chứ không phải do nghèo), nhằm mục đích tạo tiếng cười hài hước.

III. Viết trang 54

Câu 1 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:

Nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức, tranh, pho tượng) là kiểu bài nghị luận………………..….…để làm rõ……………….......của một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng.

Trả lời:

Các từ điền vào chỗ trống: dùng lí lẽ, bằng chứng; giá trị nội dung

Câu 2 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Vẽ sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng).

Trả lời:

SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Viết trang 54

Câu 3 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Chọn một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng mà bạn yêu thích và viết bài văn nghị luận về bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng đã chọn.

Trả lời:

Bài viết tham khảo:

Văn học ra đời giữa những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Mỗi tác phẩm văn học chân chính sẽ mang những tình cảm, cảm xúc tươi đẹp, trong trẻo cho tâm hồn con người hướng đến vẻ đẹp của chân thiện mĩ và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một bài thơ như thế. Cũng viết về những tình cảm muôn thuở của loài người đó là tình bà cháu, tình yêu quê hương trong biết bao trang văn đẹp đẽ, những câu tục ngữ dân gian về tình bà cháu thiêng liêng: “Ngó lên lạt luộc mái nhà/Bao nhiêu lạt luộc nhớ ông bà bấy nhiêu.” Nhưng tìm đến những câu thơ của Bằng Việt không hiểu sao chúng ta vẫn rung động bởi những nỗi băn khoăn riêng, vẫn ám ảnh và đầy dư ba về sự hi sinh của người bà tần tảo và tình cháu yêu bà.

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình và “Bếp lửa cũng không là bài thơ ngoại lệ.Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang Vũ.

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, đối với gia đình, đối với quê hương, đất nước.

Trước hết là hình ảnh “bếp lửa” – nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có người thân yêu, có bà và có cả những kỉ niệm ầu ơ khi còn nhỏ. Và dòng cảm xúc hồi tưởng ấy được bắt đầu từ hình ảnh “bếp lửa” yêu thương:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” giàu tính chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí , trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ui, trân trọng và giữ gìn. Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà – người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả, giàu đức hi sinh của người bà. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia và bao hàm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.

Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ. Từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ sẽ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa, về người bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi còn bên cạnh bà.

Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những năm tháng hồn nhiên, tinh khôi, trong trẻo khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ, người thân. Nhưng với những thế hệ như lớp nhà thơ Bằng Việt thì điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những năm tháng bom rơi đạn lạc chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Vì thế, khi nhớ về thời ấu thơ, những kỉ niệm trong kí ức như một thước phim quay chậm lần lượt hiện về trong tâm trí của Bằng Việt với biết bao nhiêu là sự thiệt thòi, gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Kỉ niệm đầu tiên ấy là khi lên bốn tuổi:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” gợi tả cái đói kéo dài làm cho mệt mỏi, rã rời và kiệt sức. Vì thế, cái đói đã khiến cho ngựa cũng trở nên gầy rạc, hình ảnh người bố đánh xe chắc chắn cũng khô héo, tiều tụy, xanh xao…tất cả đã khiến cho người đọc dâng lên một nỗi niềm xót xa khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp đến rợn người năm Ất Dậu 1945 năm nào. Khi ấy, cháu ở cùng bà và đã cùng bà nhóm lửa, khói bếp tỏa ra đã làm cho nhèm mắt, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Làn khói đã in đậm, in sâu trong tâm trí của người cháu hay đó chính là nỗi cơ cực, vất vả của cái nghèo, cái đói, của chiến tranh loạn lạc trong tuổi ấu thơ của người cháu. Những câu thơ được viết lên bằng những tình cảm chân thực nên chan chứa nước mắt và dày đặc làn khói. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng thi sĩ khiến “sống mũi còn cay”.

Tiếp đến là những dòng hoài niệm về tám năm ròng trong cuộc sống có chiến tranh sống bên bà:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Âm thanh của tiếng chim tu hú quen thuộc ở chốn đồng quê mỗi độ hè về cứ vang vọng, réo rắc cuộn xoáy vào trong lòng của người con xa xứ. Âm thanh của tú hú kêu được tái hiện trong những cung bậc và cảnh huống khác nhau: khi thì từ cánh đồng xa vọng lại (Tu hú kêu trên những cánh đồng xa) gợi lên một không gian rộng lớn, mênh mông và vắng lặng; khi thì lại rộn lên khắc khoải, da diết khiến lòng người trỗi lại những hoài niệm xa xăm (Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà/ Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế); khi thì lại gióng giả, kêu hoài đến khô khan, lạnh vắng trên những cánh đồng xa xôi, heo hút (Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa)… Tiếng chim tu hú trở thành điệp khúc chủ âm của những dòng hoài niệm hồi tám tuổi, có tác dụng khắc họa không gian sống vắng lặng, heo hút, mênh mông; lại vừa gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải đến da diết, rợn ngợp. Tuy nhiên, tuổi thơ của người cháu vẫn thấm đẫm tình cảm yêu thương, đùm bọc cưu mang của người bà yêu quí. “Mẹ và cha công tác bận không về” và hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bên bếp lửa, bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo ban, dạy dỗ và chăm cháu học. Các động từ: “bà bảo, bà dạy, bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tình yêu thương bao la, chăm chút của người bà dành cho người cháu. Vì thế , bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quí của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy trong những chuyến đi xa bận công tác của bố mẹ. Cho nên, người cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Chỉ một mình chữ “thương” thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình.

Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chẳng là phẩm chất cao quí của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Ta đọc ở đây sự hi sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn muốn gánh vác cùng con cháu, cùng đất nước để đánh đuổi giặc giã xâm lăng, đem lại bầu trời tự do cho dân tộc. Lời dặn dò của người bà vẫn được cháu “đinh ninh” nhớ mãi trong lòng, được trích nguyên văn được nhắc lại trực tiếp khi người cháu viết thư cho bố càng cho thấy phẩm chất đáng quí biết bao của người bà. Vì thế, đến đây ta mới thấy được hết tất cả công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Có được thắng lợi ấy không chỉ là sự đóng góp trực tiếp của những người lính trên mặt trận tiền tuyến mà còn có cả sự đóng góp lớn lao của những người phụ nữ ở hậu phương.

Sau những đoạn thơ hồi tưởng về thời ấu thơ được sống cùng bên bà của mình, người cháu tiếp tục suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà qua hình ảnh bếp lửa:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Điệp ngữ “một ngọn lửa” vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa; lại vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hình ảnh khúc xạ cho tâm hồn, cho ý chí, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người tiếp lửa, truyền lửa cho người cháu thân yêu. Đó là ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp.

Từ suy ngẫm về vai trò của người bà trong cuộc sống, tác giả tiếp tục khẳng định phẩm chất cao quí của người bà: tần tảo, giàu đức hi sinh và giàu lòng nhân ái:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi lên cuộc đời của người bà vất vả, gian truân, lận đận nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất thiêng liêng, cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ “nhóm” (4 lần) bao gồm rất nhiều nghĩa, nói lên ý nghĩa cao cả của công việc mà bà vẫn làm mỗi sớm sớm, chiều chiều: Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình. Từ “ấp iu nồng đượm” gợi tả công việc nhóm bếp và ngọn lửa luôn đượm than hồng bởi bàn tay khéo léo, cần mẫn, chi chút của bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai còn nhóm lên cả niềm yêu thương, sự sẻ chia chung vui và tâm tình tuổi nhỏ của người cháu. Đến đây, hành động nhóm lửa của bà đâu đơn thuần chỉ là hành động nhóm bếp thông thường nữa mà cao hơn nó đã thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho ý nghĩa của công việc nhóm lửa của bà. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Từ cảm thán “Ôi” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rực cháy, bất tử thiêng liêng.

Khổ cuối bài thơ là lời bộc bạch chân thành của người cháu khi đã lớn khôn, trưởng thành. Dù cho khoảng cách về không gian, thời gian có xa xôi “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng người cháu vẫn luôn khắc khoải trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi về bà, về bếp lửa: “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở/ – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”. Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa “khói lửa” của cuộc sống hiện đại với bếp lửa bình dị, đơn sơ của bà đã cho thấy sức sống bất diệt của ngọn lửa mà bà nhóm lên trong mỗi sớm chiều luôn thường trực và sống mãi trong lòng của người cháu. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm của tuổi thơ về bà – một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu thương và niềm tin “dai dẳng” bất diệt cho thế hệ tiếp nối. Chính vì thế nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đau, thiết tha nhớ tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước.

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt; kết hợp với lối trùng điệp được sử dụng biến hóa, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu. Qua đó, chúng ta càng cảm thấy yêu, càng cảm thấy trân trọng hơn tình cảm đối với gia đình, với quê hương, đất nước. Từ đó, ta mới thấm thía hết được lời bài hát của nhạc sĩ Trung Quân, thật ý nghĩa biết chừng nào:

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…”

IV. Nói và nghe trang 54, 55

Câu 1 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng.

Trả lời:

SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Nói và nghe trang 54, 55

Câu 2 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền vào bảng sau tác dụng của từng bước trong quy trình bài nói giới thiệu về một bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng.

Các bước

Tác dụng

Bước 1: Chuẩn bị nói

 

Bước 2: Tình bày bài nói

 

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

 

Trả lời:

Các bước

Tác dụng

Bước 1: Chuẩn bị nói

Giúp cho người nói chuẩn bị tâm thế, tài liệu để tăng chất lượng bài nói.

Bước 2: Tình bày bài nói

Giúp người nói tăng sự tự tin, kĩ năng nói.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Thu nhận các ý kiến phản hồi để rút kinh nghiệm về kĩ năng trình bày.

- Trao đổi để hiểu nhau hơn.

- Học kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản hồi.

Câu 3 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tác dụng của việc sử dụng kĩ thuật PMI khi nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Trả lời:

P (Plus): Việc nêu những điểm tích cực của bài nói/ thuyết trình giúp bạn nhận ra những ưu điểm trong kĩ năng nói/ thuyết trình của bản thân.

M (Minus): Nêu điểm còn hạn chế để giúp bạn tiến bộ.

I (Interesting): Nêu điểm thú vị của bài nói/ thuyết trình giúp bạn tự tin và có thêm động lực.

Câu 4 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thực hiện đề tài sau:

Đề tài: Từ bài văn nghị luận đã viết về tác phẩm mà bạn đã chọn, hãy chuyển thành bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng.

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, trong buổi thuyết trình giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng, em sẽ trình bày về một bài thơ mà em vô cùng yêu thích, một bài thơ mỗi khi đọc sẽ khiến chúng ta bồi hồi, nhớ về tuổi thơ và nhớ về người bà dấu yêu của mình. Đó là bài thơ Bếp lửa.

Văn học ra đời giữa những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Mọi người thường nói, ỗi tác phẩm văn học chân chính sẽ mang những tình cảm, cảm xúc tươi đẹp, trong trẻo cho tâm hồn con người hướng đến vẻ đẹp của chân thiện mĩ và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một bài thơ như thế. Cũng viết về những tình cảm muôn thuở của loài người đó là tình bà cháu, tình yêu quê hương trong biết bao trang văn đẹp đẽ, những câu tục ngữ dân gian về tình bà cháu thiêng liêng: “Ngó lên lạt luộc mái nhà/Bao nhiêu lạt luộc nhớ ông bà bấy nhiêu.” Nhưng tìm đến những câu thơ của Bằng Việt không hiểu sao chúng ta vẫn rung động bởi những nỗi băn khoăn riêng, vẫn ám ảnh và đầy dư ba về sự hi sinh của người bà tần tảo và tình cháu yêu bà.

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình và “Bếp lửa cũng không là bài thơ ngoại lệ.Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang Vũ.

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, đối với gia đình, đối với quê hương, đất nước.

Trước hết là hình ảnh “bếp lửa” – nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có người thân yêu, có bà và có cả những kỉ niệm ầu ơ khi còn nhỏ. Và dòng cảm xúc hồi tưởng ấy được bắt đầu từ hình ảnh “bếp lửa” yêu thương:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” giàu tính chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí , trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ui, trân trọng và giữ gìn. Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà – người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả, giàu đức hi sinh của người bà. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia và bao hàm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.

Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ. Từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ sẽ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa, về người bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi còn bên cạnh bà.

Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những năm tháng hồn nhiên, tinh khôi, trong trẻo khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ, người thân. Nhưng với những thế hệ như lớp nhà thơ Bằng Việt thì điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những năm tháng bom rơi đạn lạc chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Vì thế, khi nhớ về thời ấu thơ, những kỉ niệm trong kí ức như một thước phim quay chậm lần lượt hiện về trong tâm trí của Bằng Việt với biết bao nhiêu là sự thiệt thòi, gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Kỉ niệm đầu tiên ấy là khi lên bốn tuổi:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” gợi tả cái đói kéo dài làm cho mệt mỏi, rã rời và kiệt sức. Vì thế, cái đói đã khiến cho ngựa cũng trở nên gầy rạc, hình ảnh người bố đánh xe chắc chắn cũng khô héo, tiều tụy, xanh xao…tất cả đã khiến cho người đọc dâng lên một nỗi niềm xót xa khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp đến rợn người năm Ất Dậu 1945 năm nào. Khi ấy, cháu ở cùng bà và đã cùng bà nhóm lửa, khói bếp tỏa ra đã làm cho nhèm mắt, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Làn khói đã in đậm, in sâu trong tâm trí của người cháu hay đó chính là nỗi cơ cực, vất vả của cái nghèo, cái đói, của chiến tranh loạn lạc trong tuổi ấu thơ của người cháu. Những câu thơ được viết lên bằng những tình cảm chân thực nên chan chứa nước mắt và dày đặc làn khói. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng thi sĩ khiến “sống mũi còn cay”.

Tiếp đến là những dòng hoài niệm về tám năm ròng trong cuộc sống có chiến tranh sống bên bà:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Âm thanh của tiếng chim tu hú quen thuộc ở chốn đồng quê mỗi độ hè về cứ vang vọng, réo rắc cuộn xoáy vào trong lòng của người con xa xứ. Âm thanh của tú hú kêu được tái hiện trong những cung bậc và cảnh huống khác nhau: khi thì từ cánh đồng xa vọng lại (Tu hú kêu trên những cánh đồng xa) gợi lên một không gian rộng lớn, mênh mông và vắng lặng; khi thì lại rộn lên khắc khoải, da diết khiến lòng người trỗi lại những hoài niệm xa xăm (Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà/ Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế); khi thì lại gióng giả, kêu hoài đến khô khan, lạnh vắng trên những cánh đồng xa xôi, heo hút (Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa)… Tiếng chim tu hú trở thành điệp khúc chủ âm của những dòng hoài niệm hồi tám tuổi, có tác dụng khắc họa không gian sống vắng lặng, heo hút, mênh mông; lại vừa gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải đến da diết, rợn ngợp. Tuy nhiên, tuổi thơ của người cháu vẫn thấm đẫm tình cảm yêu thương, đùm bọc cưu mang của người bà yêu quí. “Mẹ và cha công tác bận không về” và hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bên bếp lửa, bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo ban, dạy dỗ và chăm cháu học. Các động từ: “bà bảo, bà dạy, bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tình yêu thương bao la, chăm chút của người bà dành cho người cháu. Vì thế , bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quí của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy trong những chuyến đi xa bận công tác của bố mẹ. Cho nên, người cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Chỉ một mình chữ “thương” thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình.

Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chẳng là phẩm chất cao quí của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Ta đọc ở đây sự hi sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn muốn gánh vác cùng con cháu, cùng đất nước để đánh đuổi giặc giã xâm lăng, đem lại bầu trời tự do cho dân tộc. Lời dặn dò của người bà vẫn được cháu “đinh ninh” nhớ mãi trong lòng, được trích nguyên văn được nhắc lại trực tiếp khi người cháu viết thư cho bố càng cho thấy phẩm chất đáng quí biết bao của người bà. Vì thế, đến đây ta mới thấy được hết tất cả công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Có được thắng lợi ấy không chỉ là sự đóng góp trực tiếp của những người lính trên mặt trận tiền tuyến mà còn có cả sự đóng góp lớn lao của những người phụ nữ ở hậu phương.

Sau những đoạn thơ hồi tưởng về thời ấu thơ được sống cùng bên bà của mình, người cháu tiếp tục suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà qua hình ảnh bếp lửa:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Điệp ngữ “một ngọn lửa” vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa; lại vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hình ảnh khúc xạ cho tâm hồn, cho ý chí, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người tiếp lửa, truyền lửa cho người cháu thân yêu. Đó là ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp.

Từ suy ngẫm về vai trò của người bà trong cuộc sống, tác giả tiếp tục khẳng định phẩm chất cao quí của người bà: tần tảo, giàu đức hi sinh và giàu lòng nhân ái:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi lên cuộc đời của người bà vất vả, gian truân, lận đận nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất thiêng liêng, cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ “nhóm” (4 lần) bao gồm rất nhiều nghĩa, nói lên ý nghĩa cao cả của công việc mà bà vẫn làm mỗi sớm sớm, chiều chiều: Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình. Từ “ấp iu nồng đượm” gợi tả công việc nhóm bếp và ngọn lửa luôn đượm than hồng bởi bàn tay khéo léo, cần mẫn, chi chút của bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai còn nhóm lên cả niềm yêu thương, sự sẻ chia chung vui và tâm tình tuổi nhỏ của người cháu. Đến đây, hành động nhóm lửa của bà đâu đơn thuần chỉ là hành động nhóm bếp thông thường nữa mà cao hơn nó đã thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho ý nghĩa của công việc nhóm lửa của bà. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Từ cảm thán “Ôi” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rực cháy, bất tử thiêng liêng.

Khổ cuối bài thơ là lời bộc bạch chân thành của người cháu khi đã lớn khôn, trưởng thành. Dù cho khoảng cách về không gian, thời gian có xa xôi “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng người cháu vẫn luôn khắc khoải trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi về bà, về bếp lửa: “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở/ – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”. Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa “khói lửa” của cuộc sống hiện đại với bếp lửa bình dị, đơn sơ của bà đã cho thấy sức sống bất diệt của ngọn lửa mà bà nhóm lên trong mỗi sớm chiều luôn thường trực và sống mãi trong lòng của người cháu. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm của tuổi thơ về bà – một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu thương và niềm tin “dai dẳng” bất diệt cho thế hệ tiếp nối. Chính vì thế nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đau, thiết tha nhớ tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước.

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt; kết hợp với lối trùng điệp được sử dụng biến hóa, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu. Qua đó, chúng ta càng cảm thấy yêu, càng cảm thấy trân trọng hơn tình cảm đối với gia đình, với quê hương, đất nước.

Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về bài thơ “Bếp lửa”, em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người!

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn)

Bài 7: Những điều trông thấy

Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí)

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cái tôi – Thế giới độc đáo
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!