Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn)
I. Đọc trang 3, 4, 7, 8, 9, 10
A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa
1. Liệt kê và ghi rõ những đoạn chuyển biến về cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu trong văn bản.
2. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
3. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Muối của rừng là gì? Hãy so sánh với Chiều sương (Bùi Hiển) để thấy tư tưởng của hay tác giả về những vấn đề môi trường.
Trả lời:
1. Bảng liệt kê
STT |
Những đoạn chuyển biến |
Cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu |
1 |
Lúc bắn hạ khỉ bố |
Sợ hãi, run lên như vừa làm điều ác - đánh động một phần lương tri. |
2 |
Khỉ con rơi xuống vực |
Tái mặt, mồ hôi ra nhưu tắm, kinh hoàng - ý thức được những điều mình làm hại đến tự nhiên. |
3 |
Chữa thương cho khỉ bố |
Mủi lòng, lo lắng, thương hại con khỉ - lương tri được thức tỉnh. |
4 |
Thả khỉ bố về rừng |
Buồn bã, cay cay sống mũi - cuối cùng, ông đã thức tỉnh và quay về với bản chất thiện lương. |
2. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn:
- Chỉ có một ngôi kể trong câu chuyện là ông Diểu.
- Điểm nhìn: ông Diểu, khỉ bố, khỉ mẹ, khỉ con,...
- Việc tác giả lựa chọn điểm nhìn phù hợp sẽ hỗ trợ độc giả trong việc theo dõi câu chuyện tốt hơn. Chúng ta có thể thấy, dĩ nhiên điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật ông Diêu, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đẩy đủ từ đầu đến cuối một cuộc đi săn thú li kì, nhiều dư vị và cảm nghĩ sâu sắc cho độc giả.
=> Từ điểm nhìn của nhân vật ông Diểu – người đi săn, tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ vẽ tác động của tự nhiên đối với con người, ở đây là động vật hoang dã.
3. - Tư tưởng của tác phẩm được thể hiệnthông qua hình tượng nghệ thuật. Đặc biệt qua đoạn văn cuối, ông Diểu đi bộ giữa làn mưa xuân và những đoá hoa tử huyền, người đọc thấy tư tưởng của tác giả thể hiện rõ trong đó. Đoạn văn này có tác dụng nhấn mạnh và xoáy vào tư tưởng của văn bản. Đó là con người có thể được cảm hoá từ những câu chuyện trong tự nhiên và ngược lại, thiên nhiên sẽ ban tặng cho con người những phần thưởng xứng đáng.
- So sánh với Chiều sương: Tư tưởng của tác phẩm Chiều sương là tình cảm vấn vít giữa người đã khuất và người còn sống trong cuộc hành trình mưu sinh dựa vào biển cả. Những vấn đề môi trường mà cả hai tác phẩm cùng đem lại cho độc giả đó là phải biết trấn trọng và bảo vệ những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người, biết yêu thương, gìn giữ để cùng chung sống hài hoả với nhau.
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu
Đọc văn bản Chữ người tử tù trong SBT Ngữ văn 11, tập 2, tr. 4 - 10 và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:
Câu hỏi trong khi đọc:
Câu 1 (hình dung) trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Huấn Cao qua cái nhìn của người khác như thế nào?
Trả lời:
- Là người mà dân trong vùng vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
- Có tiếng là nguy hiểm, có tài bẻ khóa và vượt ngục.
=> Văn võ đều có tài mà đi làm giặc thì đáng buồn, đáng tiếc lắm.
Trả lời:
- Câu nói “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”
→ Câu nói thể hiện sự khinh bạc, ngôn cuồng, không khuất phục của Huấn Cao nhưng quản ngục không hề trừng trị, hành hạ ông vị người quản ngục biết nhân cách và rất nể phục con người Huấn Cao.
Trả lời:
Khi đã hiểu ra con người viên quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời đáp ứng cho chữ viên quản ngục.
Trả lời:
- Lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục được nêu len trong hoàn cảnh ông cho chữ quản ngục và ngày mai cũng là kết thúc cuộc đời ông. Vì lẽ đó mà lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục càng khiến người đọc thấy day dứt, xúc động. Đó là lời nói của ngươi tù, lời nói của một nghệ sĩ.
- Lời khuyên từ đáy lòng Huấn Cao và mang ý nghĩa thức tỉnh. Nó đã đánh thức và giúp viên quản ngục có những gợi ý để thay đổi cuộc sống của chính mình. Huấn Cao đã thay nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ quan niệm về cái đẹp và minh chứng cái đẹp như một sự thức tỉnh, như môt ánh sáng tươi đẹp làm con người nhận ra nhiều giá trị của cuộc sống. Cái đẹp ấy không thể tồn tại ở nơi nhem nhuốc, uế tạp. Vì thế, sự bái lĩnh của quản ngục sau lời khuyên của Huấn Cao góp phần khẳng định niềm tin của nghệ thuật và của lòng người. Ánh sáng soi rọi viên quản ngục và cả chính Huấn Cao, đó là ánh sáng và giá trị nghệ thuật thiêng liêng.Lời khuyên cho ta thêm hiểu về lẽ sống, về con người và cuộc đời. Cách nhìn nhận và khám phá cái đẹp của Huấn Cao hay của Nguyễn Tuân, thật sự đã tạo nên thức tỉnh làm thay đổi một con người.
Câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.
Trả lời:
- Giới thiệu về nhà ngục tỉnh Sơn tiếp nhận sáu tử tù, trong đó có Huấn Cao
- Viên quản ngục nghe tiếng Huấn Cao và có những biệt đãi (buồng giam, ăn uống....)
- Huấn Cao cao ngạo không muốn gặp viên quản ngục.
- Viên quản ngục muốn có chữ của Huấn Cao trước khi nhóm tử tù bị giải vào kinh
- Thầy thơ lại đã tỏ nỗi lòng với Huấn Cao
- Huấn Cao đồng ý cho chữ trong một buổi tối trang trọng, linh thiêng giữa chốn ngục tù; những lời khuyên của Huấn Cao đã kết lại câu chuyện về việc gìn giữ thiên lương giữa chốn ô uế, xấu xa.
Trả lời:
Những dấu hiệu nào giúp nhận biết Chữ người tử tù là văn bản truyện ngắn:
- Truyện kể có dung lượng ngắn, phù hợp đọc hết một lần.
- Số lượng và nhân vật ít.
- Truyện chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh, lát cắt cụ thể trong đời sống xã hội.
- Cốt truyện đơn giản, hàm súc xoay quanh 1 tình huống (cho và xin chữ).
Trả lời:
Điểm nhìn rõ nhất trong văn bản là của ngôi thứ ba toàn trị, người kể chuyện bao quát các nhân vật, không giới hạn trong một nhân vật nào. Và văn bản cũng có sự thay đổi điểm nhìn, từ điểm nhìn của ông quản ngục đến Huấn Cao, đôi khi qua thấy thơ lại. Đây là ba điểm nhìn rõ nhất của tác phẩm, qua đó, độc giả có thể quan sát, nhìn nhận các nhân vật từ nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ, từ điểm nhìn của thầy thơ lại và ống quản ngục, chúng ta thấy rõ thế giới tinh thần, tính cách của Huấn Cao hơn. Từ điểm nhìn của Huấn Cao và thầy thơ lại, hình ảnh viên quản ngục lại hiện lên đa dạng và rõ ràng hơn.
Trả lời:
Trong ngục tù tăm tối ngày hôm ấy diễn ra cảnh tượng trước nay chưa từng có, đó là cảnh từng nét chữ dần diện hiện ra thể hiện chí tung hoành ngang dọc của một đời người, đó là cảnh cái đẹp được hình thành ngay cả trong nơi tối tăm nhất. Tư thế của một người tù là “đĩnh đạc”, đỡ viên quan ngục, còn tư thế của người coi tù là “quỳ lạy, lĩnh bái”, có vẻ rất ngược đời. Qua đó, người đọc có thể thấy tính cách của mỗi nhân vật:
- Huấn Cao: khí phách, quý trọng và chỉ cho chữ những con người yêu cái đẹp, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Cảnh cho chữ thể hiện thái độ trân quý tấm lòng thiên hạ của Huấn Cao dành cho quản ngục. Lời khuyên cuối cùng “Ở đây lẫn lộn....” cho thấy sự trân trọng, lo lắng cho một nhân cách đẹp sống trong môi trường phức tạp, ô uế sẽ rất khó để giữ trọn tấm thiên lương.
=> Huấn Cao là một người anh hùng - nghệ sĩ với một thiên lương trong sáng, khí phách trong mọi hoàn cảnh.
- Viên quản ngục: hết sức kính cẩn, thể hiện rõ thái độ tôn trọng nhân tài.
- Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
=> Viên quản ngục là người có tâm hồn trong sáng, biết quý trọng người tài, yêu quý cái đẹp. Viên quản ngục cũng cho thấy thái độ bình tĩnh, lễ độ trong các tình huống.
Các yếu tố |
Chiều sương |
Chữ người tử tù |
Người kể chuyện |
||
Nội dung câu chuyện |
||
Điểm nhìn |
||
Hình ảnh/chi tiết tiêu biểu |
Trả lời:
Các yếu tố |
Chiều sương |
Chữ người tử tù |
Người kể chuyện |
Chàng trai |
Tác giả |
Nội dung câu chuyện |
Thuật lại chuyện ra khơi của lão Nhiệm Bình với trận bão tố và cuộc gặp gỡ giữa những chiếc thuyền ma (những người đã chết) - thuyền người còn sống. |
Thuật lại câu chuyện Huấn Cao - một tử tù bị giam ở ngục tỉnh Sơn cho chữ một viên quản ngục. |
Điểm nhìn |
Điểm nhìn của chàng trai và lão Nhiệm Bình là chủ yếu. |
Điểm nhìn của Huấn Cao, thầy thơ lại và viên quản ngục. |
Hình ảnh/chi tiết tiêu biểu |
Rất nhiều hình ảnh, chi tiết tiêu biểu: - Hình ảnh: chiếc thuyền ma, sương mù,... - Chi tiết: thuyền ra khơi gặp tố, thuyền ông Nhiệm Bình gặp con thuyền ma,... |
Nhiều hình ảnh, chi tiết: - Hình ảnh: ông Huấn Cao, viên quản ngục, cảnh cho chữ,... - Chi tiết: viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao, thái độ cao ngạo của ông Huấn Cao, thái độ trọng thi của viên quản ngục,... |
Trả lời:
Với nhan đề cũ: Giòng chữ cuối cùng, có thể người đọc không hình dung được câu chuyện; còn nhan để sau: Chữ người tử tù, chúng ta có thể đoán trước nội dung của câu chuyện là về một tử tù và chữ của người ấy. Nhan đề này gây hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho độc giả hơn. Đây là một gợi ý, bạn có thể đưa ra nhận định của mình và có thể tự do nhận xét nhan đề nào là hấp dẫn hơn.
Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Một số câu hỏi trắc nghiệm:
7.1. Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là:
a. Những nho sĩ cuối mùa, tài hoa, bất đắc chí, phản nghịch.
b. Những người lao động cần cù, nghệ sĩ
c. Những viên quan lại triều đình ngoan ngoãn, nghe lời, thuần phục.
d. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Trả lời:
Đáp án A
7.2. Giá trị của Chữ người tử tù là:
a. Khắc hoạ hình tượng ông Huấn Cao – một con người tài hoa, khí phách, niên ngang, bất khuất.
b. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, sự trường tồn của cái đẹp trong mọi nghịch cảnh.
c. Tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
d. Tất cả các đáp án trên.
Trả lời:
Đáp án D
7.3. Đáp án nào dưới đây không đúng về nhân vật ông Huấn Cao?
a. Tài hoa, nghệ sĩ
b. Khí phách, hiền ngang.
c. Biệt nhỡn liên tài
d. Thiên lương, trong sạch.
Trả lời:
Đáp án C
a. Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái ác.
b. Người ta chỉ thưởng thức cái đẹp một cách trọn vẹn khi giữ được thiên lương.
c. Cái đẹp (mĩ) phải đi đôi với cái thiện, chân.
d. Tất cả các đáp án trên.
Trả lời:
Đáp án D
II. Tiếng Việt trang 11, 12
Loại hiện tượng |
Đặc điểm |
Tác dụng |
Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ |
||
Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ |
||
Hiện tượng tách biệt |
Trả lời:
Loại hiện tượng |
Đặc điểm |
Tác dụng |
Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ |
Trật tự từ ngữ không được săp xếp theo trật tự từ ngữ thông thường. |
Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt. |
Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ |
Từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới, tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo. |
Làm tăng hiệu quả diễn đạt. |
Hiện tượng tách biệt |
Các thành phầm câu được tách thành những câu độc lập. |
Nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. |
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Anh Thơ, Chiều xuân)
Trả lời:
- Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ: “Làm giật mình một cô nàng yếm thắm” (trật tự bình thường: “Làm một cô nàng yếm thắm giật mình”)
- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.
a. Nhưng bố là chồng, là cha và bố cứ tin vào con mắt sâu thẳm của mình, quên hẳn cuộc đời. Bề dày cuộc đời chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Khi nhận ra được điều đó, bố cháu đủ thành người điên thật sự.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
b. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
c. Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Anh thơ, Chiều xuân)
Trả lời:
a. Trong ngữ liệu này, “cuộc đời” (theo từ điển “cuộc đời” có nghĩa là “toàn bộ đời sống xã hội với những hoạt động, sự kiện xảy ra trong đó”) được hình dung như một vật có hình khối, có độ dày lớn hơn mức bình thường mà “chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Đây là một cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
b. Trong ngữ liệu này, “thanh âm” được hình dung như một đối tượng có thể “bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, có thể “nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Cách kết hợp này (Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ) phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường, tạo nên một cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.
c. Trong ngữ liệu c, có nhiều cách kết hợp từ phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường:
- Cách kết hợp “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường. Bình thường, “mấy cánh bướm” không thể kết hợp với động từ “trôi” và “trôi” sẽ không thể kết hợp được với “trước gió”. Vì vậy, cách diễn đạt này vô cùng độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.
- Cách kết hợp “những trâu bờ” cũng phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường. Bình thường, “những” – một từ chỉ lượng sẽ không thể kết hợp với “trâu bò”. Trong ngữ liệu này, việc phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường đã tạo ra một cách diễn đạt mới mẻ, gây ấn tượng cho độc giả.
– Cách kết hợp “cúi ăn mưa” cũng rất đặc biệt. Đây cũng là hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ, tạo ra một cách diễn đạt độc đáo, mới lạ.
a. Cháu nhớ lại lời mẹ, cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
b. Cháu cũng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu nước mẹ. Cháu leo qua bờ rào, mắc chân vào đây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
c. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tùytiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
Trả lời:
a. Việc tách thành phần câu “Nhưng toàn tro than thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh sự việc ngôi nhà đã bị cháy tan thành tro, không còn dấu vết đám xác của đàn kiến, đồng thời bộc lộ cảm xúc thất vọng, buồn bã của nhân vật “cháu”.
b. Việc tách thành phần câu “giựt không đứt, gỡ không ra” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh tình trạng bị mắc chân vào dây kẽm của nhân vật “cháu”, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
c. Việc tách thành phần “chỉ những lối mòn tuỳ tiện” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh ý từ quốc lộ vào nhà nhân vật “cháu” chỉ có “những lối mòn tuỳ tiện”, đồng thời làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
III. Viết trang 12, 13
Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng ............... và .................... để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề ......................... (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với ........................
Trả lời:
- Đáp án: lí lẽ - bằng chứng - xã hội - cuộc sống
Trả lời:
Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đáp ứng những yêu cầu về đặc điểm kiểu bài:
- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
- Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
- Bố cục gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần bàn luận, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
+ Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.
Trả lời:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
- Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện ý kiến trái chiều.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.
Trả lời:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần bàn luận |
||
Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần bàn luận. |
|||
Thân bài |
Giải thích được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần bàn luận |
||
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết. |
|||
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm. |
|||
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng, lấy từ tác phẩm văn học để làm sáng tỏ lí lẽ. |
|||
Kết bài |
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí |
||
Khẳng định lại quan điểm của bản thân |
|||
Đánh giá được các tác phẩm văn học đặt ra và giải quyết vấn đề xã hội. |
|||
Nêu bài học, giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp. |
|||
Kĩ năng trình bày, diễn đạt |
Có mở bài, kết bài gây ấn tượng. |
||
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí. |
|||
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. |
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết để chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Hãy viết văn bản nghị luận về vấn đề xã hội được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học trong sách giáo khoa hoặc từ một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích (thơ, truyện ngắn, kịch bản văn học,...) để tham gia cuộc thi này.
Trả lời:
Gợi ý:
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân thể hiện qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng).
- Vấn đề lí tưởng sống của thanh niên ngày nay được gợi ra từ bài thơ Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ)
- Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác được thể hiện qua truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Bài viết tham khảo
Đề bài: Vấn đề hành trang bước vào đời của người trẻ trong thời đại mới qua văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI” (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)
Xã hội ngày hôm nay đang đổi thay từng ngày theo tiến trình toàn cầu hóa sâu rộng. Điều đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ - một thế hệ được định sẵn để làm chủ và thay đổi đất nước. Khác với những năm tháng bi thương của chiến tranh khiến thế hệ cha anh phải gác lại mọi hoài bão để gánh trên vai trách nhiệm với đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang được sống trong hòa bình và một môi trường đảm bảo cho sự phát triển toàn diện có đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của mình cần phải làm gì cho Tổ quốc đàng hoàng hơn, to đẹp hơn hay không? Chính vì vậy, vấn đề hành trang bước vào đời của người trẻ trở thành một vấn đề có sức ảnh hưởng, định hướng vô cùng lớn. Các tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên và Nguyễn Đức Dũng cũng đã có những quan điểm xoay quanh vấn đề này trong văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thể kỉ XXI”.
Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Bác Hồ đã chỉ rõ: Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) Đảng ta cũng đã khẳng định: Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên.
Chính vì vậy, chúng ta nhận ra, xây dựng hành trang làm điểm tựa để mỗi cá nhân bước vào đời là vô cùng quan trọng. Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để bước vào một thời kỳ mới. Vậy thế nào là thời kì mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học, của thế giới “phẳng” hơn và “ảo” hơn Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”. Chuẩn bị hành trang là cách để mỗi người thay đổi, cải thiện bản thân để hướng đến một mục tiêu. Bước đi này giúp mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra cái mạnh và cái yếu của chính mình.
Vậy mỗi người trẻ cần chuẩn bị những hành trang gì trên con đường bảo vệ tương lai của dân tộc? Trong văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thể kỉ XXI”, các tác giả đã nêu rõ 3 nhóm hành trang dành cho thế hiện trẻ. Đó là tri thức - kỹ năng - thái độ. Tri thức cần có ở đây không chỉ riêng kiến thức chuyên môn mà ở đây còn là tri thức tổng quát của các ngành gần, các ngành liên quan - đó là vấn đề liên ngành. Ngoài ra, thế hệ trẻ cũng cần trang bị khối kiến thức chung nằm trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”. Đây được định nghĩa là khối kiến thức xã hội, với tất cả kiến thức về các vấn đề xung quanh chúng ta (văn hóa, môi trường, sức khỏe, kinh tế,...) nhằm giúp mỗi cá nhân có thể tồn tại độc lập trong kỉ nguyên bất định. Về kĩ năng, mỗi người cần xây dựng kĩ năng học tập, sáng tạo, công nghệ - thông tin - truyền thông, kĩ năng sống và làm việc. Và cuối cùng, điều quan trọng hơn cả là thái độ của mỗi người trẻ với xã hội, với cuộc đời. Sẵn sàng, chủ đôngj, khiêm nhường,.... là rất nhiều những đức tính tốt đẹp để người trẻ có thể học hỏi và tích lũy bài học cho chính mình. Và đó là toàn bộ hành trang mà tác giả đã đưa ra trong văn bản. Nhưng để thực hiện được điều đó là không dễ dàng.
Người Việt chúng ta hay bất kì dân tộc nào khác đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Ngược lại, điểm yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
Vì vậy, để người trẻ có thể bước vào thời kì mới an toàn và vững chắc nhất, trước hết cần thay đổi những điều tiêu cực và phát huy điểm mạnh để hướng đến tích cực. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành”.Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.
Tóm lại, bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thì thế hệ trẻ chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Con người trẻ phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ XXI bằng cách trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin để tiếp bước những truyền thống tốt đẹp của cha ông, để đất nước Việt nam mãi mãi vững bền.
IV. Nói và nghe trang 13
Trả lời:
Khi lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài trình bày ý kiến vềmột vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần:
- Sắp xếp nội dung bài nói thành ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính vàkết thúc; phần mở đầu và kết thúc cần tạo ấn tượng sâu sắc.
- Sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí, bình luận về cách tác phẩmvăn học đặt ra và giải quyết vấn đề xã hội; đóng góp mới của tác phẩm trong việc giải quyết vấn đề xã hội.
- Dự kiến những ý kiến trái chiều về vấn đề xã hội và dự kiến cách trao đổi lại.
- Có ý tưởng kết hợp các phương tiện phì ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, video clip, ...) để làm rõ nội dung và tăng tính hấp dẫn cho bài nói.
Trả lời:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở đầu |
Chào hỏi và tư giới thiệu. |
||
Giới thiệu được tên tác phẩm văn học và vấn đề xã hội trong tác phẩm. |
|||
Nêu khái quát nội dung bài nói. |
|||
Nội dung chính |
Giải thích rõ vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần bàn luận. |
||
Thể hiện rõ quan điểm của người nói về vấn đề xã hội trong tác phẩm cần bàn luận. |
|||
Trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục. |
|||
Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ cho luận điểm. |
|||
Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều. |
|||
Đánh giá được cách tác phẩm văn học đặt ra và giải quyết vấn đề xã hội. |
|||
Kết thúc |
Tóm lược nội dung đã trình bày và khẳng định lại quan điểm của mình. |
||
Nêu được vấn đề trao đổi hoặc mời gọi sự phản hồi của người nghe. |
|||
Cảm ơn và chào kết thúc. |
|||
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe |
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bài nói. |
||
Tương tác tích cực với người nghe. |
|||
Sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày. |
|||
Phản hồi thỏa đáng những yêu cầu, ý kiến của người nghe. |
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thực hiện đề tài sau:
Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi tọa đàm về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm được đặt ra trong tác phẩm văn học. Bạn hãy chuẩn bị bài nói để tham gia trình bày ý kiến trong buổi toạ đàm này.
Trả lời:
Bài nói tham khảo
Đề bài: Vấn đề hành trang bước vào đời của người trẻ trong thời đại mới qua văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI” (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng).
Xin chào thầy cô và các bạn. Trong buổi thuyết trình hôm nay, em sẽ mang đến một vấn đề xã hội mang tính thời sự được đặt ra trong một tác phẩm văn học nghị luận trong SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, tập 1. Đó là vấn đề hành trang bước vào đời của người trẻ trong thời đại mới qua văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI” (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng).
Xã hội ngày hôm nay đang đổi thay từng ngày theo tiến trình toàn cầu hóa sâu rộng. Điều đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ - một thế hệ được định sẵn để làm chủ và thay đổi đất nước. Khác với những năm tháng bi thương của chiến tranh khiến thế hệ cha anh phải gác lại mọi hoài bão để gánh trên vai trách nhiệm với đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang được sống trong hòa bình và một môi trường đảm bảo cho sự phát triển toàn diện có đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của mình cần phải làm gì cho Tổ quốc đàng hoàng hơn, to đẹp hơn hay không? Chính vì vậy, vấn đề hành trang bước vào đời của người trẻ trở thành một vấn đề có sức ảnh hưởng, định hướng vô cùng lớn. Các tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên và Nguyễn Đức Dũng cũng đã có những quan điểm xoay quanh vấn đề này trong văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thể kỉ XXI”.
Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Bác Hồ đã chỉ rõ: Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) Đảng ta cũng đã khẳng định: Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên.
Chính vì vậy, chúng ta nhận ra, xây dựng hành trang làm điểm tựa để mỗi cá nhân bước vào đời là vô cùng quan trọng. Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để bước vào một thời kỳ mới. Vậy thế nào là thời kì mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học, của thế giới “phẳng” hơn và “ảo” hơn Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”. Chuẩn bị hành trang là cách để mỗi người thay đổi, cải thiện bản thân để hướng đến một mục tiêu. Bước đi này giúp mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra cái mạnh và cái yếu của chính mình.
Vậy mỗi người trẻ cần chuẩn bị những hành trang gì trên con đường bảo vệ tương lai của dân tộc? Trong văn bản “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”, các tác giả đã nêu rõ 3 nhóm hành trang dành cho thế hiện trẻ. Đó là tri thức - kỹ năng - thái độ. Tri thức cần có ở đây không chỉ riêng kiến thức chuyên môn mà ở đây còn là tri thức tổng quát của các ngành gần, các ngành liên quan - đó là vấn đề liên ngành. Ngoài ra, thế hệ trẻ cũng cần trang bị khối kiến thức chung nằm trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”. Đây được định nghĩa là khối kiến thức xã hội, với tất cả kiến thức về các vấn đề xung quanh chúng ta (văn hóa, môi trường, sức khỏe, kinh tế,...) nhằm giúp mỗi cá nhân có thể tồn tại độc lập trong kỉ nguyên bất định. Về kĩ năng, mỗi người cần xây dựng kĩ năng học tập, sáng tạo, công nghệ - thông tin - truyền thông, kĩ năng sống và làm việc. Và cuối cùng, điều quan trọng hơn cả là thái độ của mỗi người trẻ với xã hội, với cuộc đời. Sẵn sàng, chủ đôngj, khiêm nhường,.... là rất nhiều những đức tính tốt đẹp để người trẻ có thể học hỏi và tích lũy bài học cho chính mình. Và đó là toàn bộ hành trang mà tác giả đã đưa ra trong văn bản. Nhưng để thực hiện được điều đó là không dễ dàng.
Người Việt chúng ta hay bất kì dân tộc nào khác đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Ngược lại, điểm yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
Vì vậy, để người trẻ có thể bước vào thời kì mới an toàn và vững chắc nhất, trước hết cần thay đổi những điều tiêu cực và phát huy điểm mạnh để hướng đến tích cực. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành”.Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.
Tóm lại, bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, thì thế hệ trẻ chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Con người trẻ phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ XXI bằng cách trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin để tiếp bước những truyền thống tốt đẹp của cha ông, để đất nước Việt nam mãi mãi vững bền.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những đóng góp của mọi người để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Những điều trông thấy