Sách bài tập KTPL 11 (Cánh diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài 1 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Trong mọi trường hợp, không ai được vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

B. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

C. Công an có quyền vào nhà của người khác để khám xét khi có lệnh của Viện kiểm sát.

D. Có thể khám xét chỗ ở của một người khi nghi ngờ người đó phạm pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Bài 2 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi nghi ngờ chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội.

B. Khi nghi ngờ có người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

C. Được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Khi thấy cần kiểm tra, khám xét cho yên tâm, không để lọt tội phạm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 3 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình.

B. Công an khám chỗ ở của một người khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Khám chỗ ở của một người khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.

D. Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hành vi vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 4 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.

C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

Bài 5 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp nào dưới đây?

A. Được pháp luật cho phép.

B. Nghi ngờ có tội phạm đang ở đó.

C. Được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.

D. Cần tìm đồ vật của mình bị mất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp được pháp luật cho phép.

Bài 6 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11Hai người đàn ông đuổi theo một tên ăn trộm quạt. Đuổi được một lúc thì mất dấu tên trộm. Một người nói: “Chắc nó chạy vào nhà ông Sơn, ta vào tìm thôi”. Hai người đề nghị ông Sơn cho vào tìm tên trộm. Ông Sơn nói không có ai vào nhà mình và không đồng ý cho họ vào khám, nhưng hai người đàn ông không nghe, cứ xông vào khám xét, lục soát khắp nơi trong nhà ông Sơn.

a) Theo em, hai người đàn ông có quyền tự ý vào ông Sơn khi không được đồng ý hay không? Vì sao?

b) Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào của ông Sơn? Vì sao?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hai người đàn ông không có quyền tự ý vào ông Sơn khi không được đồng ý. Vì: việc tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm pháp luật.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Sơn.

Bài 7 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11Hai anh Minh và Vũ thuê phòng ở của ông N. Theo hợp đồng, hằng tháng Minh và Vũ phải trả tiền thuê phòng vào ngày đầu tháng. Tháng này, ông N đòi tăng tiền thuê nhà, nhưng anh Minh và anh Vũ không đồng ý nên không trả thêm tiền cho ông N. Ông N đuổi hai anh Minh và Vũ ra khỏi phòng nhưng không được. Ngày hôm sau, trong khi hai anh đi làm thì ông N mở cửa phòng, quăng hết tư trang của hai anh Minh và Vũ ra khỏi phòng. Sau đó, ông N thay khoá mới của phòng làm cho hai anh Minh và Vũ không vào được nhà.

a) Theo em, ông N có được tự ý mở khoá phòng và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê của mình không? Vì sao?

b) Việc ông N tự ý thay khoá nhà và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê có thể dẫn đến hậu quả gì đối với ông?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Ông N không có quyền mở khoá phòng và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê của mình, vì đây là phòng ở mà hai anh đã thuê của ông Vũ theo hợp đồng thuê nhà. Việc ông tự ý tăng giá tiền thuê nhà là trái với hợp đồng đã kí kết giữa hai bên. Khi thuê nhà của ông N, anh Minh và Vũ có quyền có nơi ở hợp pháp. Việc ông N tự ý mở khoá phòng và đuổi anh Minh và Vũ ra khỏi phòng là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của hai anh.

♦ Yêu cầu b)

- Việc ông N tự ý thay khoá nhà và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê là xâm phạm chỗ ở của anh Minh và Vũ, tuỳ theo mức độ mà ông N có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác, theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì đã tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác, chiếm giữ chỗ ở của người khác và đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

Bài 8 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11Sáng Chủ nhật, Hương và Linh là học sinh lớp 11 đến nhà Dung chơi, nhưng không thấy nhà Dung có ai ở nhà. Hương gọi điện thoại cho Dung và được biết khoảng 25 phút sau Dung về nhà. Hương bàn với Linh: Nhà Dung không khoá cửa, chúng mình cứ vào nhà chờ Dung đi. Linh cho rằng, dù là bạn thân vẫn không nên vào nhà Dung khi không có ai ở nhà. Nghe theo lời Linh, Hương đã cùng Linh đứng đợi Dung ở ngoài cổng nhà.

Linh và Hương đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?

Lời giải:

- Linh và Hương đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thông qua hành động: đứng đợi Dung ở ngoài cổng nhà, không tự ý vào nhà Dùng (dù cửa không khóa).

Bài 9 trang 102 SBT Kinh tế Pháp luật 11Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do ra nước ngoài làm ăn nên ông cho vợ chồng người em họ là B ở nhờ để tiện trông nom nhà. Năm 2022, gia đình ông A trở về Việt Nam sinh sống, nhưng vợ chồng ông B nhất định không trả lại nhà. Hơn thế nữa, ông B còn đe doạ ông A rằng nếu cứ tiếp tục đòi nhà thì hậu quả sẽ không hay đến với gia đình ông.

a) Hành vi, việc làm của vợ chồng ông B có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình ông A không? Vì sao?

b) Trong tình huống này, hậu quả gì có thể đến với vợ chồng ông B?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hành vi, việc làm của vợ chồng ông B đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình ông A, vì được ông A cho ở nhờ nhưng khi chủ nhà (chủ sở hữu nhà) yêu cầu trả lại thì đã không trả. Vợ chồng ông B đã chiếm giữ trái phép nhà ở của gia đình ông A.

♦ Yêu cầu b) Trong tình huống này, vợ chồng ông B đã thực hiện hành vi không trả lại tài sản do được gia đình ông A cho mượn. Hành vi của vợ chồng ông B là hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Tuỳ theo tính chất mà hành vi có thể bị xử lí hành chính hay hình sự.

+ Nếu bị xử lí vi phạm hành chính thì vợ chồng ông B sẽ bị xử lí theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, vì đã không trả lại tài sản cho người khác do được mượn.

+ Nếu tình hình phức tạp hơn, vợ chồng ông B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội xâm phạm chỗ ở của người khác “bị cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Bài 10 trang 102 SBT Kinh tế Pháp luật 11Bà Mai để xe ở ngoài hè phố, nhưng để quên túi xách trên xe. Khi quay trở ra thì bà Mai không thấy túi xách nữa. Bà Mai hoảng hốt, vì trong túi xách có mấy triệu, 1 chiếc điện thoại và mấy thứ giấy tờ cần thiết. Bà Mai nghi cho S (16 tuổi) lấy trộm túi xách của mình, vì khi bà vào nhà thì S đang chơi gần đó. Bà Mai cứ thế xông vào nhà S lục soát, khám xét khắp nơi, dù bố mẹ S không đồng ý.

Theo em, bà Mai có quyền tự ý vào nhà S để lục soát, khám xét không? Vì sao?

Lời giải:

- Bà Mai không có quyền tự ý vào nhà S để lục soát, khám xét, vì theo Điều 22 Hiến pháp năm 2013 “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”. Như vậy, việc bà Mai tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý, đồng thời tự ý lục soát, khám xét nhà của S là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác.

Bài 11 trang 102 SBT Kinh tế Pháp luật 11Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?

Lời giải:

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh. Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

+ Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.

+ Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

 

Câu hỏi liên quan

♦ Yêu cầu a) Hai người đàn ông không có quyền tự ý vào ông Sơn khi không được đồng ý. Vì: việc tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm pháp luật. ♦ Yêu cầu b) Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Sơn.
Xem thêm
Đáp án đúng là: A Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp được pháp luật cho phép.
Xem thêm
Đáp án đúng là: C Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm
Đáp án đúng là: A Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm
Đáp án đúng là: A Hành vi vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Xem thêm
- Linh và Hương đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thông qua hành động: đứng đợi Dung ở ngoài cổng nhà, không tự ý vào nhà Dùng (dù cửa không khóa).
Xem thêm
Đáp án đúng là: B - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Xem thêm
♦ Yêu cầu a) Ông N không có quyền mở khoá phòng và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê của mình, vì đây là phòng ở mà hai anh đã thuê của ông Vũ theo hợp đồng thuê nhà. Việc ông tự ý tăng giá tiền thuê nhà là trái với hợp đồng đã kí kết giữa hai bên. Khi thuê nhà của ông N, anh Minh và Vũ có quyền có nơi ở hợp pháp. Việc ông N tự ý mở khoá phòng và đuổi anh Minh và Vũ ra khỏi phòng là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của hai anh. ♦ Yêu cầu b) - Việc ông N tự ý thay khoá nhà và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê là xâm phạm chỗ ở của anh Minh và Vũ, tuỳ theo mức độ mà ông N có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác, theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì đã tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác, chiếm giữ chỗ ở của người khác và đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.
Xem thêm
- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh. Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần: + Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm. + Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. + Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà. + Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác. + Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
Xem thêm
- Bà Mai không có quyền tự ý vào nhà S để lục soát, khám xét, vì theo Điều 22 Hiến pháp năm 2013 “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”. Như vậy, việc bà Mai tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý, đồng thời tự ý lục soát, khám xét nhà của S là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!