Sách bài tập KHTN 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 6 : Tính theo phương trình hóa học Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 6 từ đó học tốt môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Bài 6.1 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g phosphorus (P), thu được khối lượng oxide P2O5 

A. 14,2 g.    B. 28,4 g.

C. 11,0 g.    D. 22,0 g.

Lời giải:

nP=6,231=0,2mol

Phương trình hoá học:

4P + 5O2 → 2P2O5

Theo phương trình hoá học:

4 mol P tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol P2O5.

Vậy 0,2 mol P tham gia phản ứng sẽ thu được 0,1 mol P2O5.

Khối lượng P2O5 tạo ra là: 0,1.142 = 14,2 gam.

Bài 6.2 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho 6,48 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối AlCl3 và khí H2. Thể tích khí H2 ở 25 °C, 1 bar là

A. 17,8488 L.    B. 8,9244 L.

C. 5,9496 L.     D. 8,0640 L.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nAl=6,4827=0,24(mol)

Phương trình hoá học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Theo phương trình hoá học:

Cứ 2 mol Al phản ứng sinh ra 3 mol khí H2.

Vậy 0,24 mol Al phản ứng sinh ra 0,36 mol khí H2.

Thể tích khí H2 ở 25 °C, 1 bar là: 0,36.24,79 = 8,9244 L.

Bài 6.3 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho 2,9748 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là

A. 12,00 g.    B. 13,28 g.

C. 23,64 g.    D. 26,16g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nCO2=2,974824,79=0,12mol

Phương trình hoá học:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CO2 phản ứng sinh ra 1 mol BaCO3.

Vậy 0,12 mol CO2 phản ứng sinh ra 0,12 mol BaCO3.

Khối lượng muối CaCO3 kết tủa là: 0,12.197 = 23,64 gam.

Bài 6.4 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho miếng đồng (Cu) dư vào 200 mL dung dịch AgNO3, thu được muối Cu(NO3)2 và Ag bám vào miếng đồng. Khối lượng Cu phản ứng là 6,4 g. Khối lượng Ag tạo ra là

A. 8,8g. B. 10,8g.

C. 15,2g. D. 21,6g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

nCu=6,464=0,1mol

Phương trình hoá học:

Cu + 2Ag(NO3)2 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol Cu phản ứng sinh ra 2 mol Ag;

Vậy 0,1 mol Cu phản ứng sinh ra 0,2 mol Ag.

Khối lượng Ag sinh ra là: 0,2.108 = 2,16 gam.

Bài 6.5 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho m g CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được muối CaCl2 và 1,9832 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) thoát ra. Giá trị của m là

A. 8.   B. 10.   C. 12.   D. 16.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nCO2=1,983224,79=0,08mol

Phương trình hoá học:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 1 mol CO2;

Vậy để sinh ra 0,08 mol CO2 cần 0,08 mol CaCO3 phản ứng.

Khối lượng CaCO3 là: 0,08.100 = 8 gam.

Bài 6.6 trang 19 Sách bài tập KHTN 8:Đốt cháy hoàn toàn 12,8 g lưu huỳnh bằng khí oxygen, thu được khí SO2. Số mol oxygen đã phản ứng là

A. 0,2.   B. 0,4.   C. 0,6.   D. 0,8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nS=12,832=0,4mol

Phương trình hoá học:

S + O2 → SO2

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol S phản ứng hết với 1 mol O2 sinh ra 1 mol SO2.

Vậy cứ 0,4 mol S phản ứng hết với 0,4 mol O2.

Bài 6.7 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho từ từ 200 mL dung dịch NaOH 0,3 M vào dung dịch muối chloride của sắt (FeClx, phản ứng vừa đủ thu được 3,21 g kết tủa Fe(OH)x. Xác định công thức của muối sắt.

Lời giải:

Gọi số mol muối FeClx là a mol.

Số mol NaOH: 0,2 . 0,3 = 0,06 (mol).

FeClx + xNaOH → Fe(OH)x + xNaCl

Theo PTHH:

1

x

1

x

(mol)

Phản ứng:

a

ax

a

ax

(mol)

Ta có: Số mol NaOH là: ax = 0,06 (1)

Khối lượng kết tủa là: a. (56 + 17x) = 3,21 (2)

Giải hệ (1) và (2) được a = 0,03; x = 3

Công thức của muối là FeCl3.

Bài 6.8 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho 100 mL dung dịch AgNO3 vào 50 g dung dịch 1,9% muối chloride của một kim loại M hoá trị II, phản ứng vừa đủ thu được 2,87 g kết tủa AgCl. Biết PTHH của phản ứng là:

MgCl2 + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2AgCl (rắn)

a) Xác định kim loại M.

b) Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3.

Lời giải:

a) Gọi số mol muối MCl2 là a.

Khối lượng muối: 50.1,9%100%=0,95(g)

MCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

Theo PTHH:

1

2

1

2

(mol)

Phản ứng:

a

2a

a

2a

(mol)

Ta có: a=2,872.143,5=0,01(mol)

(M + 2.35,5).0,01 = 0,95  M = 24  Kim loại là Mg.

b) Nồng độ của dung dịch AgNO32.0,010,1=0,2(M).

Bài 6.10 trang 20 Sách bài tập KHTN 8: Cho luồng khí hydrogen dư đi qua ống sứ đựng bột copper(II) oxide nung nóng, bột oxide màu đen chuyển thành kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Cho biết thu được 12,8 g kim loại đồng, hãy tính:

- Khối lượng đồng(II) oxide đã tham gia phản ứng.

- Thể tích khí hydrogen (ở 25 °C, 1 bar) đã tham gia phản ứng.

- Khối lượng hơi nước ngưng tụ tạo thành sau phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

H2 + CuO → Cu + H2O

b) nCu=12,864=0,2mol

Theo phương trình hoá học của phản ứng:

Để thu được 1 mol kim loại Cu cần 1 mol H2 phản ứng; 1 mol CuO phản ứng và đồng thời thu được 1 mol H2O.

Vậy để thu được 0,2 mol Cu cần 0,2 mol H2 phản ứng; 0,2 mol CuO phản ứng và đồng thời thu được 0,2 mol nước.

- Khối lượng đồng(II) oxide đã tham gia phản ứng: 0,2.80 = 16 gam.

- Thể tích khí hydrogen (ở 25 °C, 1 bar) đã tham gia phản ứng: 0,2.24,79 = 4,958 (L).

- Khối lượng hơi nước ngưng tụ tạo thành sau phản ứng: 0,2.18 = 3,6 gam.

Bài 6.11 trang 20 Sách bài tập KHTN 8: Nhiệt phân 19,6 g KClO3 thu được 0,18 mol O2. Biết rằng phản ứng nhiệt phân KClO3 xảy ra theo sơ đồ sau:

KClO3 ---> KCl + O2

Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là

A. 25%.   B. 50%.   C. 75%.   D. 60%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nKClO3=19,6122,5=0,16mol

Phương trình hoá học của phản ứng:

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Theo phương trình hoá học của phản ứng:

Cứ 2 mol KClO3 phản ứng thu được 3 mol O2.

Vậy 0,16 mol KClO3 phản ứng thu được 0,24 mol O2.

Hiệu suất của phản ứng là: H = 0,180,24.100% = 75%.

Bài 6.12 trang 20 Sách bài tập KHTN 8: Nhiệt phân 10 g CaCO3 thu được hỗn hợp rắn gồm CaO và CaCO3 dư, trong đó khối lượng CaO là 4,48 g. Biết rằng phản ứng nhiệt phân CaCO3 xảy ra theo sơ đồ sau:

CaCO3 ---> CaO + CO2

Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là

A. 60%.   B. 64,8%.   C. 75%.   D. 80%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

nCaCO3=10100=0,1(mol)

Phương trình hoá học:

CaCO3 → CaO + CO2

Theo phương trình hoá học:

1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 1 mol CaO.

Vậy 0,1 mol CaO phản ứng sinh ra 0,1 mol CaO.

Khối lượng CaO thu được theo lí thuyết là: 0,1.56 = 5,6 gam.

Hiệu suất của phản ứng là: H = 4,485,6.100% = 80%.

Bài 6.13 trang 21 Sách bài tập KHTN 8:Đun nóng 50 g dung dịch H2O2nồng độ 34%. Biết rằng phản ứng phân huỷ H2O2xảy ra theo sơ đổ sau:

H2O2 ---> H2O + O2

Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 80%. Thể tích khí O2 thu được (ở 25 °C, 1 bar) là

A. 4,958 L.    B. 2,479 L.

C. 9,916L.     D. 17 L.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khối lượng H2O2 có trong dung dịch là: mH2O2=50.34100= 17gam

nH2O2=1734=0,5mol

Phương trình hoá học:

2H2O2 → 2H2O + O2

Theo phương trình hoá học:

Cứ 2 mol H2O2 phân huỷ sinh ra 1 mol O2.

Vậy cứ 0,5 mol H2O2 phân huỷ sinh ra 0,25 mol O2.

Do hiệu suất phản ứng là 80%. Thể tích khí O2 thu được (ở 25 °C, 1 bar) là

VO2=0,25.24,79.80100=4,958(L).

Bài 6.14 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Nung nóng hỗn hợp gồm 20 g lưu huỳnh và 32 g sắt thu được 44 g FeS. Biết rằng phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Fe + S ---> FeS

Hiệu suất phản ứng hoá hợp là

A. 60%.    B. 87,5%.

C. 75%.    D. 80%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nFe=3256=47mol;nS=2032=0,625mol

Phương trình hoá học:

Fe + S → FeS

Tỉ lệ:

1

1

1

Số mol:

47

0,625

mol

Vậy sau phản ứng S dư; số mol FeS lí thuyết tính theo số mol Fe.

Theo phương trình hoá học: nFeS = nFe = 47mol.

Hiệu suất phản ứng là: H = H=4447.88.100% = 87,5%.

Bài 6.15 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Nung nóng hỗn hợp gồm 10 g hydrogen và 100 g bromine. Sau phản ứng thu được hỗn hợp gổm HBr, H2 và Br2, trong đó khối lượng H2 là 9 g. Hiệu suất phản ứng hoá hợp là

A. 10%.    B. 20%.

C. 80%.    D. 90%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nH2=102=5mol;nBr2=100160=0,625mol

Phản ứng hoá học: H2 + Br2 → 2HBr

Tỉ lệ phản ứng: 1 1 2

Số mol: 5 0,625 mol

Vậy giả sử H = 100% thì H2 dư, hiệu suất phản ứng tính theo Br2.

Khối lượng H2 phản ứng là: 10 – 9 = 1 gam

Số mol H2 phản ứng 12= số mol Br2 phản ứng.

Hiệu suất phản ứng hoá hợp là: H = 0,50,625.100% = 80%.

Bài 6.16 trang 21 Sách bài tập KHTN 8:Nung nóng hỗn hợp gồm 0,5 mol SO2và 0,4 mol O2, sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm SO3, SO2và O2. Biết hiệu suất phản ứng hoá hợp là 40%. số mol SO3tạo thành là

A. 0,10.    B. 0,16.

C. 0,32.    D. 0,20.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phương trình hoá học: 2SO2 + O2 → 2SO3

Tỉ lệ: 2 1 2

Số mol: 0,5 0,4 mol

Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì SO2 hết, O2 dư do đó số mol các chất tính theo SO2.

Theo phương trình hoá học cứ 0,5 mol SO2 phản ứng hết với 0,25 mol O2 sinh ra 0,5 mol SO3.

Do hiệu suất phản ứng là 40% nên số mol SO3 sinh ra là:

nSO3=0,5.40100=0,2mol.

Bài 6.17 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Phóng tia lửa điện vào 1 mol khí oxygen, phản ứng xảy ra như sau: 3O2 ---> 2O3. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp khí gồm O2 và O3 trong đó số mol O3 là 0,08.

a) Tính số mol oxygen trong hỗn hợp sau phản ứng.

b) Tính hiệu suất phản ứng ozone hoá.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học: 3O2 → 2O3.

Theo phương trình hoá học:

Để sinh ra 2 mol O3 cần 3 mol O2 tham gia phản ứng.

Vậy để sinh ra 0,08 mol O3 cần 0,12 mol O2 tham gia phản ứng.

Số mol oxygen trong hỗn hợp sau phản ứng:

1 – 0,12 = 0,88 mol.

b) Hiệu suất phản ứng ozone hoá: H = 0,121.100% = 12%.

Bài 6.18 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Hỗn hợp khí X gồm 1 mol C2H4 và 2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X có xúc tác, phản ứng xảy ra như sau:

C2H4 + H2 → C2H6

Sau phản ứng, thu được 2,4 mol hỗn hợp khíY gồm C2H4, Hvà C2H6.

a) Tính số mol các chất trong hỗn hợp Y.

b) Tính hiệu suất phản ứng cộng hydrogen.

Lời giải:

a) Gọi số mol C2H4 phản ứng là a.

C2H4 + H2  C2H6

Số mol trước phản ứng (X): 12mol

Số mol phản ứng:aaamol

Số mol sau phản ứng (Y): 1-a2 – aamol

Số mol hỗn hợp Y: (1 - a) + (2 - a) + a = 3 - a = 2,4  a = 0,6.

Vậy hỗn hợp Y gồm 0,4 mol C2H4; 1,4 mol H2;0,6 mol C2H6.

b) Hiệu suất phản ứng cộng hydrogen: H = 0,61.100% = 60%.

Bài 6.19 trang 22 Sách bài tập KHTN 8:Nhiệt phân 11,84 g Mg(NO3)2, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Mg(NO3)2 ---> MgO + NO2 + O2; thu được 0,7437 L khí O2 (ở 25 °C, 1 bar).

a) Cân bằng PTHH của phản ứng trên.

b) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân.

c) Tính số mol các chất tạo thành.

d) Tính khối lượng hỗn hợp rắn (gồm MgO và Mg(NO3)2 dư).

Lời giải:

a) Phương trình hoá học: 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2;

b) Số mol Mg(NO3)2 ban đầu: nMg(NO3)2=11,84148=0,08mol

Số mol O2 sinh ra: nO2=0,743724,79=0,03mol

Phương trình hoá học: 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2;

Theo phương trình: 2 2 4 1 mol

Phản ứng: 0,08 → 0,08 0,16 0,04 mol

Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là: H = 0,030,04.100% = 75%.

c) Do hiệu suất phản ứng là 75% nên:

Số mol MgO tạo thành là: 0,08.75100 = 0,06 mol

Số mol NO2 tạo thành là: 0,16.75100 = 0,12 mol

d) Số mol Mg(NO3)2 phản ứng là: 0,08.75100 = 0,06 mol

Số mol Mg(NO3)2 dư là: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol

Hỗn hợp chất rắn gồm: MgO: 0,06 mol và Mg(NO3)2 dư: 0,02 mol có khối lượng:

40. 0,06 + 148.0,02 = 5,36 gam.

Bài 6.20 trang 22 Sách bài tập KHTN 8:Hỗn hợp khí X gồm 1 mol nitrogen và 2 mol hydrogen. Nung nóng hỗn hợp X có xúc tác, phản ứng xảy ra theo sơ đổ sau: N2+ H2---> NH3; thu được hỗn hợp khí Y gổm N2, H2và NH3trong đó số mol NH3là 0,6 mol.

a) Cân bằng PTHH của phản ứng trên.

b) Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonium.

c) Tính tổng số mol các chất trong hỗn hợp Y.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

N2 + 3H2 → 2NH3

b) Theo phương trình hoá học:

1 mol N2 phản ứng với 3 mol H2 sinh ra 2 mol NH3.

Theo bài ra ban đầu có 1 mol N2 và 2 mol H2 nên giả sử H = 100% thì H2 hết; Hiệu suất phản ứng tính theo H2.

Theo phản ứng để thu được 0,6 mol NH3 thì số mol H2 phản ứng là: 3.0,62= 0,9 mol

Hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonium là: H = 0,92.100% = 45%.

c) N2 + 3H2 → 2NH3

Ban đầu: 1 2 0 mol

Phản ứng: 0,3 0,9 0,6 mol

Sau: 0,7 1,1 0,6 mol

Hỗn hợp Y gồm: 0,7 mol N2; 1,1 mol H2 và 0,6 mol NH3.

Tổng số mol các chất khí trong hỗn hợp Y là 2,4 mol.

Bài 6.21 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Phẩn lớn sulfuric acid (H2SO4) được sản xuất từ lưu huỳnh, oxygen và nước theo công nghệ tiếp xúc. Giai đoạn đầu, đốt lưu huỳnh để tạo ra sulfur dioxide (SO2). Tiếp theo, sulfur dioxide bị oxi hoá thành sulfur trioxide (SO3) bởi oxygen với sự có mặt của chất xúc tác vanadium (V) oxide. Cuối cùng, dùng H2SO4 98% hấp thụ sulfur trioxide được oleum H2SO4 . nSO3 để sản xuất sulfuric acid 98 - 99%.

a) Viết PTHH các phản ứng của mỗi giai đoạn trong quy trình trên.

b) Tính khối lượng H2SO4 tối đa có thể thu được từ 32 tấn lưu huỳnh.

c) Trong giai đoạn đầu tiên, nếu khối lượng lưu huỳnh bị đốt là 64 kg thì thể tích khí oxygen (ở 25°c, 1 bar) phản ứng và khối lượng sulfur dioxide tạo thành là

A. 49,58 lít; 128 kg.    B. 49,58 m3; 128 kg.

C. 49,58 lít; 160 kg.    D. 49,58 m3; 160 kg.

d) Tính khối lượng nước cần dùng để pha với 100 g dung dịch H2SO4 98% thu được dung dịch H2SO410%. Nêu cách thực hành pha dung dịch.

e) Để thu được 48 kg sulfur dioxide thì cần phải đốt bao nhiêu kg lưu huỳnh, biết hiệu suất phản ứng là 96%?

A. 50,00 kg.    B. 24,00 kg.

C. 25,00 kg.    D. 23,04 kg.

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng trong mỗi giai đoạn:

S (rắn) + O(khí) → SO(khí)

2SO(khí) + O(khí) → 2SO(khí)

SO(khí) + H2O (lỏng) → H2SO(lỏng)

b) Theo sơ đồ trên, từ 1 mol S sẽ điều chế được 1 mol H2SO4.

Vậy từ 32 tấn lưu huỳnh sẽ điều chế tối đa 98 tấn H2SO4.

c) Đáp án đúng là: B.

64 kg S  2 000 mol S.

Theo PTHH: số mol O2 = số mol SO2 = số mol S = 2 000 mol.

Vậy: thể tích O2 = 2 000 . 24,79 = 49 580 (L) = 49,58 m3.

Khối lượng SO2 = 2 000 . 64 = 128 000 (g) = 128 kg.

d) 100 g dung dịch H2SO4 98% có 98 g H2SO4.

m g dung dịch H2SO410% có 98 g H2SO4.

m = 98.10010 = 980 (gam)

 Lượng nước thêm vào: 980 - 100 = 880 (g).

Cách pha dung dịch: Lấy 880 g nước cất cho vào cốc to (2 L), cho dẩn từng giọt dung dịch H2SO4 98% vào cốc và khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh.

Lưu ý: Tuyệt đối không làm ngược lại (cho nước vào acid đặc). Có thể cân lại dung dịch sau khi pha để bổ sung thêm nước cất bị bay hơi.

e) Đáp án đúng là: C.

48 kg SO 750 mol SO2

Theo PTHH: số mol S = số mol SO2 = 750 mol.

Vậy khối lượng lưu huỳnh cần dùng:

32.750.10096= 25000g = 25kg.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Dung dịch và nồng độ

Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài 8: Acid

Bài 9: Base. Thang pH

Câu hỏi liên quan

a) Phương trình hoá học: 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2;
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
a) Phương trình phản ứng trong mỗi giai đoạn: S (rắn) + O2 (khí) → SO2 (khí)
Xem thêm
a) Gọi số mol C2H4 phản ứng là a.
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Khối lượng CaCO3 là: 0,08.100 = 8 gam.
Xem thêm
Gọi số mol muối FeClx là a mol.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tính theo phương trình hóa học (kntt)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!