Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học
Bài 43.1 trang 90 Sách bài tập KHTN 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về Sinh quyển?
A. Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất.
B. Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất đá, nước và không khí.
C. Sinh vật và các nhân tố vô sinh trong Sinh quyển liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa.
D. Tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh tạo nên Sinh quyển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B – Sai. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường.
Bài 43.2 trang 90 Sách bài tập KHTN 8: Khu sinh học là
A. một hệ sinh thái của một vùng địa lí trên Trái Đất.
B. một hệ sinh thái với môi trường vô sinh đặc trưng.
C. tập hợp nhiều hệ sinh thái tại một khu vực địa lí xác định.
D. hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khu sinh học là hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.
Bài 43.3 trang 90 Sách bài tập KHTN 8: Sự phân chia Sinh quyển thành các khu vực sinh học dựa vào
A. điều kiện địa lí, khí hậu và hệ động thực vật ở đó.
B. điều kiện nhiệt độ, lượng mưa và hệ động thực vật ở đó.
C. điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và hệ động thực vật ở đó.
D. điều kiện khí hậu và hệ động thực vật ở đó.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sự phân chia Sinh quyển thành các khu vực sinh học dựa vào điều kiện khí hậu và hệ động thực vật ở đó.
A. Rừng rụng lá theo mùa ôn đới.
B. Thảo nguyên.
C. Savan.
D. Rừng nhiệt đới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khu sinh học có khí hậu thuận lợi và hệ động thực vật phong phú nhất là rừng mưa nhiệt đới. Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao nên hệ động thực vật đa dạng và phong phú.
A. Biển.
B. Đồng rêu đới lạnh.
C. Thảo nguyên.
D. Hoang mạc và sa mạc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khu sinh học chiếm diện tích lớn nhất trong Sinh quyển là khu sinh học biển, vì biển chiếm khoảng ¾ bề mặt Trái Đất, là nơi sinh sống của nhiều động, thực vật thủy sinh.
A. thảo nguyên.
B. savan.
C. hoang mạc.
D. rừng nhiệt đới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hệ động, thực vật với các đại diện là cây bao báp và các đàn động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương,… là đặc trưng của khu sinh học savan.
A. thảo nguyên.
B. savan.
C. rừng rụng lá theo mùa ôn đới.
D. rừng nhiệt đới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khí hậu ấm áp với hệ động, thực vật phong phú, nhiều cây dây leo là đặc trưng của khu sinh học rừng nhiệt đới. Do rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao, nên hệ động thực vật đa dạng và phong phú.
A. . Rừng rụng lá theo mùa ôn đới.
B. Rừng lá kim.
C. Savan.
D. Rừng nhiệt đới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hầu hết các khu rừng ở Việt Nam thuộc khu sinh học rừng nhiệt đới, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao.
Bài 43.9 trang 91 Sách bài tập KHTN 8: Rừng Cần Giờ thuộc khu sinh học
A. nước ngọt.
B. nước đứng.
C. nước chảy.
D. nước mặn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Rừng Cần Giờ thuộc khu sinh học nước mặn. Rừng gồm quần thể các loài động, thực vật điển hình của vùng ngập mặn. Trong đó, nổi bật nhất là đàn khỉ đuôi dài cùng nhiều loài chim, cò khác nhau. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha.
Bài 43.10 trang 91 Sách bài tập KHTN 8: Nên nuôi các loài cá có nhu cầu O2 cao ở đâu cho phù hợp?
A. Sông, suối.
B. Ao, hồ.
C. Đầm lầy.
D. Đồng ruộng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Nên nuôi các loại cá có nhu cầu O2 cao ở sông, suối. Do sông, suối là hệ sinh thái nước chảy có hàm lượng oxygen hòa tan cao hơn hệ sinh thái nước đứng như ao, hồ, đầm lầy, đồng ruộng.
Bài 43.11 trang 91 Sách bài tập KHTN 8: Khu sinh học nào sau đây thuộc khu sinh học nước chảy?
A. Hồ Tây.
B. Hồ Ba Bể.
C. Đầm Thị Tường.
D. Sông Hồng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khu sinh học thuộc khu sinh học nước chảy là Sông Hồng.
Hồ Tây, hồ Ba Bể và đầm Thị Tường thuộc khu sinh học nước đứng.
Lời giải:
- Nguyên nhân: khai thác quá mức, chặt phá để chuyển thành các đầm nuôi thủy sản, do ô nhiễm.
- Hậu quả: Nhiều loài cây lấy sợi, lấy gỗ bị phá bỏ gây thiệt hại về mặt kinh tế và môi trường, biển xâm lấn dần làm giảm diện tích đất ở và nuôi trồng, vùng nước ven bờ bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật bị mất nơi cư trú, sinh sản dẫn đến mất cân bằng sinh học nghiêm trọng.
- Biện pháp: Tuyên truyền rộng rãi tới người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ngập mặn. Kiểm soát chặt chẽ các khu rừng ngập mặn, xử lí nghiêm các trường hợp khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép, hạn chế lượng nước và rác thải ra môi trường,…
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: