Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 40: Quần xã sinh vật
Bài 40.1 trang 81 Sách bài tập KHTN 8: Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?
A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.
B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.
C. Các cây sen trong một đầm sen.
D. Các con kiến trong một tổ kiến.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định → Tập hợp quần xã sinh vật là các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.
- A, C, D là các quần thể vì là tập hợp các cá thể cùng loài.
(1) Các quần thể thuộc cùng một loài.
(2) Các quần thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
(3) Các quần thể thuộc cùng một loài hoặc thuộc các loài khác nhau.
(4) Các quần thể cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
(5) Các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau.
(6) Các quần thể có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5).
C. (4), (5), (6).
D. (3), (4), (5).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tập hợp các quần thể sinh vật được gọi là quần xã sinh vật khi thoả mãn các điều kiện:
- Các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau.
- Các quần thể cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Các quần thể có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
A. ưu thế.
B. thường gặp.
C. chủ chốt.
D. ngẫu nhiên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Loài có vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái trong môi trường được gọi là loài ưu thế.
Bài 40.4 trang 82 Sách bài tập KHTN 8: Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là
A. xương rồng và cây bụi.
B. xương rồng và cây gỗ lớn.
C. cỏ và xương rồng.
D. xương rồng, cỏ và cây bụi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là xương rồng và cây bụi do sa mạc có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khô cằn.
Bài 40.5 trang 82 Sách bài tập KHTN 8: Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài
A. ưu thế.
B. đặc trưng.
C. chủ chốt.
D. ngẫu nhiên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài đặc trưng (loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã).
A. Thành phần loài, thành phần nhóm tuổi.
B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Thành phần loài, tỉ lệ giới tính.
D. Thành phần loài, độ đa dạng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Mỗi quần xã có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần xã này với quần xã khác. Các đặc điểm đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là: Thành phần loài, độ đa dạng.
Bài 40.7 trang 82 Sách bài tập KHTN 8: Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Bài 40.8 trang 82 Sách bài tập KHTN 8: Quần xã nào đưới dây có độ đa dạng cao nhất?
A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng ôn đới lá kim.
C. Sa mạc.
D. Đồng rêu đới lạnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Quần xã độ đa dạng cao nhất là quần xã rừng mưa nhiệt đới, do quần xã rừng mưa nhiệt đới có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài cao.
A. Số lượng quần thể trong quần xã.
B. Các mối quan hệ trong quần xã.
C. Điều kiện khí hậu trong quần xã.
D. Số lượng cá thể trong quần xã.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã là điều kiện khí hậu trong quần xã. Điều kiện khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao do có nhiều loài sinh vật có thể thích nghi.
A. Tạo điều kiện cho các loài ưu thế phát triển mạnh mẽ lẫn át các loài khác.
B. Bảo vệ môi trường sống của quần xã.
C. Tạo điều kiện cho các loài đặc trưng phát triển kìm hãm sự phát triển của các loài khác.
D. Du nhập thêm các loài khác vào quần xã.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hoạt động có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã là bảo vệ môi trường sống của quần xã.
A, C, D không có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã mà có thể làm giảm đa dạng trong quần xã, do số lượng của 1 loài nào đó lấn ất các loài khác.
Nhận định |
Đúng |
Sai |
(1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định. |
|
|
(2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã. |
|
|
(3) Quần xã ruộng lúa có tính ổn định cao hơn quần xã sinh vật Hồ Tây. |
|
|
(4) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã ở vùng đó càng cao. |
|
|
(5) Quần xã sinh vật vùng cực kém ổn định hơn so với các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới. |
|
|
(6) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao. |
|
|
Lời giải:
Nhận định |
Đúng |
Sai |
(1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định. |
|
x |
(2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã. |
x |
|
(3) Quần xã ruộng lúa có tính ổn định cao hơn quần xã sinh vật Hồ Tây. |
|
x |
(4) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã ở vùng đó càng cao. |
x |
|
(5) Quần xã sinh vật vùng cực kém ổn định hơn so với các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới. |
x |
|
(6) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao. |
|
x |
Bài 40.12 trang 83 Sách bài tập KHTN 8: Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật.
Lời giải:
Chỉ tiêu phân biệt |
Quần thể sinh vật |
Quần xã sinh vật |
Thành phần loài |
Một loài. |
Nhiều loài. |
Số lượng cá thể |
Thường ít hơn. |
Thường nhiều hơn. |
Các mối quan hệ |
Đơn giản: gồm mối quan hệ giữa các cá thể với môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài. |
Phức tạp: Gồm nhiều mối quan hệ đan xen: quan hệ giữa các cá thể với môi trường, quan hệ giữa các cá thể cùng loài và quan hệ giữa các cá thể khác loài. |
Không gian sống |
Thường nhỏ hơn. |
Thường rộng hơn. |
Thời gian hình thành và phát triển |
Thường ngắn hơn. |
Thường dài hơn. |
Lời giải:
Học sinh tìm hiểu tình hình địa phương và nêu nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học của các quần xã sinh vật trong tự nhiên.
Gợi ý: Một số nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm đa dạng quần xã sinh vật:
- Nhiều hoạt động của con người làm thu hẹp hoặc mất nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. Ví dụ: san lấp ao hồ, khai thác khoáng sản, chặt phá rừng làm nương rẫy, làm đường, làm nhà ở xây dựng, xây đập thuỷ điện,…
- Hoạt động săn bắt, khai thác quá mức khiến nhiều quần thể trong quần xã bị suy giảm số lượng, nhiều loài không còn khả năng phục hồi đi tới diệt vong.
- Nhiều hoạt động sản xuất của con người gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm biến đổi môi trường sống của các sinh vật trong quần xã theo hướng tiêu cực dẫn đến số lượng cá thể và quần thể trong quần xã bị giảm sút. Ví dụ: bón phân hoá học, phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học, xả khí thải, nước thải chưa qua xử lí ra ngoài môi trường,…
- Việc du nhập các loài sinh vật từ vùng khác đến có thể làm suy giảm đa dạng sinh học trong quần xã do các loài mới có thể phát triển lấn át hoặc thiên địch của nhiều loài trong quần xã sinh vật bản địa.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: