Sách bài tập KHTN 7 (Cánh diều) Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7 từ đó học tốt môn KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động 

Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 20

Bài 7.1 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?

A. km.h.

B. m/s.

C. m.s.

D. s/m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đơn vị của tốc độ là m/s.

Bài 7.2 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của ba xe A, B và C.

a) Xe nào chuyển động nhanh nhất?

b) Xe nào chuyển động chậm nhất?

Lời giải:

Tốc độ của từng xe:

Xe A:vA=sAtA=8050=1,6  km/ph

Xe B:vB=sBtB=7250=1,44  km/ph

Xe C:vC=sCtC=8550=1,7  km/ph

a) Xe C chuyển động nhanh nhất vì đi với tốc độ lớn nhất so với 3 xe.

b) Xe B chuyển động chậm nhất vì đi với tốc độ nhỏ nhất so với 3 xe.

Bài 7.3 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho ba vật chuyển động: vật thứ nhất đi được quãng đường 27 km trong 30 phút, vật thứ hai đi quãng đường 48 m trong 3 giây, vật thứ ba đi với tốc độ 60 km/h.

a) Tính tốc độ chuyển động của vật thứ nhất và vật thứ hai.

b) Vật nào chuyển động nhanh nhất?

c) Vật nào chuyển động chậm nhất?

Lời giải:

a) Tốc độ chuyển động của vật thứ nhất là:

v1=s1t1=270,5=54  km/h

Tốc độ chuyển động của vật thứ hai là:

v2=s2t2=483=16  m/s=57,6  km/h

b) Ta thấy 60 > 57,6 > 54   v3 > v2 > v1 nên vật thứ ba chuyển động nhanh nhất.

c) Ta thấy 60 > 57,6 > 54   v3 > v2 > v1 nên vật thứ nhất chuyển động chậm nhất.

Bài 7.4 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì thời gian bay của máy bay là

A. 1 giờ 20 phút.

B. 1 giờ 30 phút.

C. 1 giờ 45 phút.

D. 2 giờ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thời gian bay của máy bay là t=sv=1400800=1,75h= 1 giờ 45 phút.

Bài 7.5 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là

A. 4,8 km/h.

B. 1,19 m/s.

C. 4,8 m/phút.

D. 1,4 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đổi 2,5 phút = 150 s.

Quang đi với tốc độ là:v=st=210150=1,4m/s

Bài 7.6 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 22 m/s. Ô tô sẽ đi được bao xa trong khoảng thời gian 35 s?

Lời giải:

Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian 35 s là

S = v. t = 22 . 35 = 770 m.

Bài 7.7 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một con én có thể bay với tốc độ 25 m/s. Cần thời gian bao lâu để nó bay được quãng đường dài 1 km?

Lời giải:

Đổi 1 km = 1000 m

Thời gian để con én bay là

t=sv=100025=40s

Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 21

Bài 7.8 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một máy bay đi được quãng đường 1200 km trong 1 giờ 20 phút.

a) Máy bay đi được quãng đường dài bao nhiêu mét?

b) Máy bay đi trong bao nhiêu phút và trong bao nhiêu giây?

c) Tính tốc độ của máy bay trong suốt quá trình bay.

Lời giải:

a) Máy bay đi được quãng đường dài

1 200 km = 1 200 000 m

b) Máy bay đi trong thời gian tính theo đơn vị phút là

1 giờ 20 phút = 60 phút + 20 phút = 80 phút

Máy bay đi trong thời gian tính theo đơn vị giây là

1 giờ 20 phút = 1. 3600 + 20 . 60 = 4 800 s.

c) Tốc độ của máy bay trong suốt quá trình bay là

v=st=12000004800=250m/s

Bài 7.9 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ, đến Hạ Long lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long dài 150 km.

a) Tính khoảng thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hạ Long.

b) Tính tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h, m/s.

Lời giải:

a) Khoảng thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hạ Long là

t = 10 h – 7 h = 3 h.

b) Tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h là

v=st=1503=50  km/h

Tốc độ của ô tô theo đơn vị m/s là

50km/h=50.1000360013,9m/s

Bài 7.10 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 150 000 000 km. Biết tốc độ ánh sáng là khoảng 300 000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Lời giải:

Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là

t=sv=150000000300000=500s= 8 phút 20 s.

Bài 7.11 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để đo độ sâu của mực nước biển tại một vị trí, người ta dùng máy Sonar phát và thu sóng siêu âm. Thời gian từ lúc máy Sonar ở mặt nước biển phát sóng siêu âm cho đến lúc nhận được âm phản xạ từ đáy biển là 5 giây. Biết tốc độ siêu âm trong nước là 1650 m/s. Tính độ sâu của mực nước biển tại vị trí đó.

Lời giải:

Sóng siêu âm đi từ mặt nước tới đáy biển và quay trở lại mặt nước.

Do đó, thời gian sóng siêu âm đi từ mặt nước tới đáy biển là

t = 5 : 2 = 2,5 s

Độ sâu của mực nước biển tại vị trí đó là

h = v. t = 1 650 . 2,5 = 4 125 m

Bài 7.12 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Lục địa Bắc Mỹ và châu Âu đang dịch chuyển ra xa nhau với tốc độ khoảng 3 cm/năm. Với tốc độ này sau 1 000 000 năm nữa chúng sẽ trôi xa nhau thêm bao nhiêu kilômét so với hiện nay?

Lời giải:

Sau 1 000 000 năm nữa chúng sẽ trôi xa nhau thêm một khoảng so với hiện nay là

s = v. t = 3 . 1 000 000 = 3 000 000 cm = 30 km

Bài 7.13 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong một cơn giông, một người quan sát thấy rằng, kể từ lúc nhìn thấy tia chớp lóe lên đến lúc nghe tiếng sét cách nhau một khoảng thời gian 15 giây. Lấy tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hãy ước lượng khoảng cách từ nơi có sét đến người quan sát.

Lời giải:

Khoảng cách từ nơi có sét đến người quan sát là

s = v. t = 340 . 15 = 5100 m

Bài 7.14 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài, em hãy đưa ra phương án để đo tốc độ chuyển động của người đi xe đạp trên một quãng đường thẳng.

Lời giải:

Phương án để đo tốc độ chuyển động của người đi xe đạp trên một quãng đường thẳng.

- Dùng thước đo để đo chiều dài quãng đường của người đi xe đạp đi từ vị trí xuất phát đến vị trí kết thúc.

- Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian của người đi xe đạp đi từ vị trí xuất phát đến vị trí kết thúc.

- Tính tốc độ theo công thức: v=st .

Bài 7.15 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong hình 5 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên Cánh Diều, để xác định tốc độ của xe, ngoài khoảng thời gian được đo bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, đại lượng nào khác cần được đo? Viết công thức để tính tốc độ của xe.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Để xác định tốc độ của xe, ngoài khoảng thời gian được đo bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, đại lượng khác cần được đo là khoảng cách giữa hai vị trí A và B.

Công thức để tính tốc độ của xe:v=st.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Bài 9: Sự truyền âm

Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm

Câu hỏi liên quan

Khoảng cách từ nơi có sét đến người quan sát là s = v. t = 340 . 15 = 5100 m
Xem thêm
Sau 1 000 000 năm nữa chúng sẽ trôi xa nhau thêm một khoảng so với hiện nay là s = v. t = 3 . 1 000 000 = 3 000 000 cm = 30 km
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian 35 s là S = v. t = 22 . 35 = 770 m.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tốc độ của chuyển động sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!