Sách bài tập KHTN 7 (Cánh diều) Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 10 từ đó học tốt môn KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm

Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 25

Bài 10.1 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7:

a) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống to hơn?

A. Đánh trống mạnh hơn.

B. Đánh trống nhẹ đi.

C. Làm trùng da trống một chút.

D. Làm căng da trống một chút.

b) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống trầm hơn?

A. Đánh trống mạnh hơn.

B. Đánh trống nhẹ đi.

C. Làm trùng da trống một chút.

D. Làm căng da trống một chút.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: A

Tiếng trống phát ra to hơn khi mặt trống dao động mạnh hơn.

b) Đáp án đúng là: C

Tiếng trống phát ra âm trầm hơn khi mặt trống dao động với tần số nhỏ hơn.

Bài 10.2 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.

B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.

C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.

D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A sai vì khi tần số âm lớn thì âm phát ra cao.

B sai vì khi tần số âm nhỏ thì âm phát ra thấp.

C sai vì vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng cao.

Bài 10.3 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta phải thực hiện thao tác nào dưới đây?

A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.

B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.

C. Thay đổi tư thế ngồi.

D. Tì thân đàn sát vào thân người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A sai vì gảy mạnh dây đàn giúp âm phát ra to hơn.

C, D không liên quan tới âm phát ra.

Bài 10.4 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?

A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.

B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.

C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.

D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A sai vì mặt nước có dao động.

B sai vì không khí bên trên mặt nước có dao động vì mặt nước dao động.

C sai vì mặt nước không dao động quá nhanh để có tần số quá lớn, lớn hơn 20 000 Hz để tai người không nghe thấy được.

D đúng vì nếu tần số dao động của mặt nước nhỏ hơn 20 Hz thì tai người không nghe thấy được.

Bài 10.5 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho các từ/ cụm từ sau: tần số, truyền, lớn hơn, biên độ. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ … trong các câu sau:

a) Độ cao của âm có liên hệ với … dao động của âm.

b) Âm càng cao khi … càng lớn.

c) Siêu âm là các âm có tần số … 20 000 Hz.

d) Siêu âm … được trong không khí.

e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có … khác nhau.

g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do … dao động khác nhau.

Lời giải:

a) Độ cao của âm có liên hệ với tần số dao động của âm.

b) Âm càng cao khi tần số càng lớn.

c) Siêu âm là các âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz.

d) Siêu âm truyền được trong không khí.

e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có tần số  khác nhau.

g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do biên độ dao động khác nhau.

Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 26

Bài 10.6 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là

A. 1 Hz.      

B. 30 Hz.    

C. 60 Hz.    

D. 120 Hz.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tần số mổ của con gà đó là

120 : (2 . 60) = 1 Hz

Bài 10.7 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để điều trị một số chấn thương, chẳng hạn như giãn cơ bắp, có thể sử dụng các thiết bị phát ra siêu âm để xoa bóp các vùng bị đau. Siêu âm được sử dụng có tần số khoảng 1 triệu Hz. Chúng ta có thể nghe được âm phát ra từ các thiết bị này không? Vì sao?

Lời giải:

Tai người không nghe thấy âm do các thiết bị này phát ra vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz.

Bài 10.8 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một quả bóng bàn được treo ở trước loa (hình 10.1). Khi loa phát ra âm có tần số nhỏ, ổn định thì thấy quả bóng bàn dao động.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hãy giải thích hiện tượng này.

b) Quả bóng sẽ dao động như thế nào nếu loa phát ra âm:

(i) Cao hơn?          

(ii) To hơn?

Lời giải:

a) Khi loa phát ra âm, tạo ra sự lan truyền dao động của các lớp không khí. Lớp không khí quanh quả bóng bàn dao động sẽ làm quả bóng này dao động.

b)

(i) Âm phát ra từ loa cao hơn thì quả bóng dao động với tần số lớn hơn (số dao động trong 1 giây nhiều hơn).

(ii) Âm phát ra từ loa to hơn thì quả bóng dao động với biên độ lớn hơn, tức là lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.

Bài 10.9 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: An được cô giáo giao chuẩn bị và trình bày trước lớp về nguồn âm và âm mà nó có thể tạo ra. An suy nghĩ và nhận thấy: Có nhiều nhạc cụ có dây căng; khi người chơi gảy các dây này thì có âm phát ra. An dựng lại mô hình dây đàn ghi ta “cao su” như hình 10.2.

Khi thay đổi độ căng của dây cao su, An nhận thấy âm phát ra cao, thấp khác nhau. Khi thay đổi lực kéo của tay lên dây cao su An cũng nhận thấy âm phát ra to, nhỏ khác nhau.

a) Hãy giải thích hiện tượng bằng các khái niệm biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm.

b) Em hãy chế tạo đàn ghi ta cao su như của bạn An và kiểm nghiệm lại những điều An đã nhận thấy.

Lời giải:

a) Khi dây cao su căng ra, tần số dao động sẽ lớn hơn so với khi dây trùng. Khi lấy tay kéo dây cao su với biên độ lớn thì dây cao su phát ra âm to hơn so với khi kéo dây cao su với biên độ nhỏ.

b) Em tự chế tạo đàn ghi ta cao su như của bạn An và kiểm nghiệm lại những điều An đã nhận thấy.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Bài 9: Sự truyền âm

Bài 11: Phản xạ âm

Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Tai người không nghe thấy âm do các thiết bị này phát ra vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz.
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
a) Đáp án đúng là: A b) Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
a) Khi dây cao su căng ra, tần số dao động sẽ lớn hơn so với khi dây trùng. Khi lấy tay kéo dây cao su với biên độ lớn thì dây cao su phát ra âm to hơn so với khi kéo dây cao su với biên độ nhỏ. b) Em tự chế tạo đàn ghi ta cao su như của bạn An và kiểm nghiệm lại những điều An đã nhận thấy.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!