Giải SBT Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.
Trả lời:
- Lựa chọn phương án D
Bài tập 2 trang 14 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.
B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.
C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.
D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.
Trả lời:
- Ý kiến A. Không đồng tình, vì giữ niềm tin đối với những người có hành động xấu không phải là giữ chữ tín như ý nghĩa của bài học này. Ví dụ: Giữ lời hứa hành động xấu cùng với kẻ xấu.
- Ý kiến B. Đồng tình, vì làm tốt công việc như đã cam kết khiến người khác tin tưởng mình. Đó chính là một biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín.
- Ý kiến C. Không đồng tình, vì ai cũng cần phải giữ chữ tín.
- Ý kiến D. Đồng tình, vì người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng sẽ làm mất niềm tin của mọi người, dần dần sẽ mất bạn bè, đối tác, mất đi lợi ích lâu dài.
A. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.
B. Q hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà V để giúp bạn học Toán. Sáng Chủ nhật, mặc dù trời nắng to nhưng Q vẫn sang nhà bạn như đã hứa.
C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng.
D. P hứa với cô giáo sẽ khắc phục việc thường xuyên đi học muộn nhưng bạn vẫn tiếp tục tình trạng đó. Bạn đưa ra lí do là thức quá khuya để học bài.
Trả lời:
- Trường hợp A. Bạn H biết giữ chữ tín, và đã thực hiện lời hứa với bố mẹ.
- Trường hợp B. Bạn Q biết giữ chữ tín vì đã thực hiện đúng lời hứa với bạn.
- Trường hợp C. Bạn T không biết giữ chữ tín. Việc cho lợn ăn cám tăng trọng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho gia đình T nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.
- Trường hợp D. Bạn P không biết giữ chữ tín vì hứa rồi không thực hiện được lời hứa. P nên có kế hoạch học bài và đi ngủ đúng giờ để không đi học muộn.
Bài tập 4 trang 15 SBT GDCD 7: Em sẽ xử lý thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
a) Em đã hẹn đến nhà bạn chơi nhưng bà em đang bị mệt.
b) Em mượn bạn cuốn sách và hứa ba hôm sau sẽ trả. Tuy nhiên, đến ngày hẹn mà em vẫn chưa đọc xong cuốn sách đó.
Trả lời:
Tình huống a) Em sẽ gọi điện cho bạn để xin lỗi, nói rõ lí do vì sao mình thất hứa (ở nhà chăm sóc bà), mong bạn thông cảm và hẹn bạn hôm khác mình sẽ tới chơi.
Tình huống b) Em sẽ mang truyện tới trả bản đúng như lời hứa. Khi gặp bạn, em sẽ hỏi thêm bạn đã có kế hoạch sử dụng quyển truyện này hay cho ai mượn quyển truyện này chưa? Nếu bạn chưa có kế hoạch sử dụng hoặc chưa cho ai mượn, em sẽ ngỏ ý mượn bạn thêm 1 – 2 hôm nữa.
Trả lời:
- Lời hứa thường xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng hứa hẹn và cũng có thể đã từng thất hứa. Cho dù sự thất hứa đó là lỗi vô tình hay cố ý, thì điều đó cũng dẫn tới nỗi buồn cho người khác.
- Vì muốn tránh làm tổn thương và cũng muốn làm hài lòng đối phương, người ta không tiếc dùng những lời nói ngọt ngào, đưa ra những lời hứa hẹn thật tốt đẹp. Có người thản nhiên xem lời hứa như một câu cửa miệng, hứa rồi lại hứa. Cứ hứa mãi, rồi đến một lúc nào đó sẽ không còn mấy ai tin lời hứa của mình nữa. Hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều là biểu hiện của một người không chân thành và thiếu nghiêm túc. Khi lời hứa không thành, họ lại đưa ra rất nhiều lý do để biện hộ. Nếu bạn tạo ra lý do để nói dối người khác, thì chính là bạn tự dối lừa dối bản thân mình; đồng thời đang gây ra sự tổn thương sâu sắc cho người khác.
- Hứa không khó nhưng quan trọng là thời gian, kết quả thực hiện. Mỗi khi hứa hẹn điều gì, chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính mình, với người đã hứa và lời hứa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, tuy nhiên một khi đã hứa thì cho dù có khó khăn đến mấy cũng phải làm, đừng để lời nói như “gió thoảng, mây bay”. Vì vậy, chúng ta hãy “tiết kiệm lời hứa”, trước khi hứa một việc gì chúng ta cần phải suy nghĩ chín chắn, khả năng làm được thì mới hứa. Hứa trong khả năng của mình để hiệu quả của việc thực hiện lời hứa cao hơn. Giữ gìn lời hứa là một trong những tiêu chí trong việc tạo dựng uy tín và giá trị của một người.
Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 3: Học tập tự giác, tích cực