Rau răm: lợi ích và rủi ro sức khỏe

Rau răm là một loại rau thơm ăn kèm và là gia vị chế biến rất nhiều món ăn của người Việt. Loại rau này có rất nhiều tác dụng tốt nhưng có một số người lại khẳng định rằng ăn rau răm ảnh hưởng đến sinh lý và sức khỏe sinh sản. Điều này gây ra lo lắng cho rất nhiều người đặc biệt là các đấng mày râu. Vậy thực hư của vấn đề ăn rau răm gây vô sinh là thế nào, hãy cùng giải đáp những thắc mắc đó ngay sau đây!

Video: Công dụng của rau răm.

Giới thiệu về rau răm

Rau răm là một loại rau thơm rất phổ biến được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt. Loại rau này có vị hơi cay và nồng cùng với mùi hắc và tính ẩm. Rau răm thường được sử dụng ăn kèm với trứng vịt lộn, các món ăn nấu từ con trai, các món gỏi, bánh cuốn,... để góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho món ăn.

Cơm hến Huế ăn kèm rau răm

Cơm hến Huế ăn kèm rau răm

Với những ai ưa vị của rau răm thì sẽ thấy loại rau này rất ngon, rất dễ ăn. Bạn có thể sử dụng rau dăm bằng cách cách sau:

  • Ăn sống rau răm cùng các món như trứng vịt lộn, gỏi,.
  • Nước ép từ rau răm
  • Làm gia vị cho món món ăn có vị tanh như canh hến, canh trai, cơm hến…

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, rau răm có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

  • Các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), decanol (11%)…
  • Sesquiterpene (15%): gồm α-humulene và β-caryophyllene.
  • Tinh dầu mùi thơm đặc trưng, có màu vàng, và hàm lượng cao các vitamin (C, A…), khoáng chất…

Lợi ích của rau răm

Không chỉ là một loại gia vị dùng trong các món ăn ngon, rau răm còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Rau răm có chứa flavonoid - một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc và tiêu viêm.

Flavonoid trong rau răm giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư hiệu quảFlavonoid trong rau răm giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư hiệu quảRau răm có thể dùng được cả lá và cây, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Có thể dùng rau răm tươi, giã sống vắt lấy nước hoặc phơi khô sắc uống. Rau răm không độc.

Rau răm được sử dụng cho các mục đích chữa bệnh sau:

  • Dùng chiết xuất từ cây rau răm để trị gàu;
  • Ăn sống rau răm cùng các loại gỏi, trứng vịt lộn,... để hạn chế nguy cơ đau bụng;
  • Rau răm hỗ trợ tốt cho thị lực, cho mắt sáng hơn;
  • Rau răm lợi tiểu, giúp giải độc cơ thể, làm sạch gan khỏi các chất độc hại;
  • Sử dụng rau răm hợp lý trong các món ăn sẽ giúp cải thiện trí nhớ, gân cốt chắc khỏe;
  • Nước ép rau răm hỗ trợ điều trị tốt cho các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào,... Bã rau răm giã nhỏ đắp vào vị trí bị tổn thương hoặc lấy nước ép chấm vào nơi bị đau sẽ giúp trị nước ăn chân hiệu quả;
  • Uống nước ép rau răm giúp trị bệnh trướng bụng, khó tiêu; bã rau răm đem xoa bụng vào vùng rốn để thu được hiệu quả trị bệnh tốt hơn;
  • Rau răm kết hợp với gừng, giã nhỏ giúp điều trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi;
  • Giã nhỏ rau răm với muối, đắp vào mụn nhọt và băng lại có thể giúp tiêu độc, chống viêm cho các vết mụn nhọt, áp xe sưng nóng ở giai đoạn đầu;
  • Tác dụng khác: Trị say nắng mùa hè, đứt tay chảy máu, hạ sốt, thông tiểu, kiết lỵ,…

Rau răm có hại không?

Rau răm không có độc tính. Tuy nhiên, dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Tính vị của loại rau này là nóng. Dùng nhiều sẽ gây thương tổn đến tụy và giảm tinh khí. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của cả nam và nữ.

Những ảnh hưởng cụ thể của việc ăn rau răm như sau:

  • Với nữ giới khi ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều do đó không tính được ngày rụng trứng và xác suất thụ thai thấp, ngoài ra sẽ giảm bớt những ham muốn về chuyện chăn gối. Với phụ nữ đang mang thai việc ăn rau răm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Ăn rau răm vô sinh đáng lo hơn ở nam giới do họ có thói quen sử dụng nhiều rau răm hơn so với phụ nữ. Việc này khiến cho các đấng mày râu giảm đi ham muốn tình dục, “cậu nhỏ” thường xuyên trong trạng thái ỉu xìu và chất lượng tinh trùng kém.
  • Với những người xanh xao, ốm yếu đặc biệt nên hạn chế rau răm vì nó có tính chất tác động tiêu cực tới sức khỏe.
  • Đối với người có thai, ăn quá nhiều rau răm có thể gây sảy thai. Do đó, trong dân gian truyền tai nhau cách phá thai dưới 1 tuần tuổi bằng rau này. Hiệu quả của phương pháp này được đánh giá là đạt từ 60-80%.

Sử dụng rau răm đúng cách

Ăn rau răm có những tác dụng tốt và cũng có những tác động tiêu cực. Nhưng chúng ta không thể vì những điểm tiêu cực mà phủ nhận mặt tốt của loại rau này. Hãy cùng tham khảo cách ăn rau răm chuẩn khoa học để không còn nặng nề với nỗi lo ăn rau răm vô sinh nữa nhé!

Món gà bóp rau rămMón gà bóp rau răm

 Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Rau răm có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc dùng tươi như gia vị trong các bữa ăn hằng ngày…

Liều dùng:

  • Thân và lá tươi: 15-20g, tối đa 40g/ngày.
  • Dùng ngoài: Không có liều lượng cố định.

Khi sử dụng cần lưu ý sau:

  • Chỉ sử dụng rau răm với một lượng vừa phải cho những món ăn nhất định phải kết hợp loại rau này.
  • Không ăn rau răm khi rau chưa được rửa sạch sẽ.
  • Không sử dụng rau răm thường xuyên và không thay thế cho các loại rau thơm khác
  • Phụ nữ tuyệt đối không được sử dụng rau răm trong thời kỳ kinh nguyệt và hạn chế sử dụng tối đa trong thai kỳ.
  • Nam giới thay đổi việc sử dụng rau răm như một thói quen với các món phở, bún,... vì những món này không nhất thiết cần dùng đến rau răm.
  • Khi đang ốm hoặc người gầy và xanh xao không sử dụng rau răm trong bất cứ trường hợp nào.

Bài thuốc với rau răm

  • Chữa đầy bụng: rau dùng ở dạng tươi. Sau khi được rửa sạch, rau được giã nhỏ và vắt lấy nước uống. Phần bã rau đắp lên bụng, kết hợp với massage nhẹ nhàng. Nên tập trung vào vùng rốn để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Chữa cảm cúm: Dùng kết hợp với gừng. Tỷ lệ là 1 nắm rau và 3 lát gừng. Hai thứ này mang đi giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Một vài người dùng loại rau này kết hợp với các vị thuốc Đông y để sắc uống với tỷ lệ là: rau răm 20g, tía tô 20g, xương bồ 16g, kinh giới 16g, kiện 10g và bạch chỉ 10g.
  • Chữa vết thương do rắn cắn: Giống như chữa đầy bụng, rau được sử dụng ở dạng tươi, đem giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Phần bã đắp lên vết thương, sau đó băng lại. Đây chỉ là phương pháp sơ cứu ban đầu. Sau khi thực hiện phương pháp này, người bị rắn cắn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.
  • Chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh: dùng 16g rau ở dạng khô, kết hợp với các vị thuốc như: kinh giới 16g, lương khương 12g, bạch truật 12g, quế 10g và gừng nướng 4g. Nấu các vị thuốc này trong 2 bát nước cho đến khi sắc lại thành 1 bát. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Chữa nước ăn tay chân: Nước cốt rau răm tươi còn được dùng để chữa nước ăn tay chân. Lưu ý là sau khi thoa cần giữ cho vết thương khô ráo.
  • Chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu: rau còn tươi đem giã nhỏ với vài hạt muối sau đó đắp vào mụn nhọt để giảm cảm giác sưng nóng do mụn gây ra. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng ăn rau răm có tác dụng làm ấm rất tốt nhưng ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới tủy và làm giảm tinh khí khiến cho cả nam giới và nữ giới giảm đi ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Việc ăn rau răm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả 2 giới nếu như ăn với số lượng lớn. Các bạn lưu ý chỉ những ai ăn rau răm quá nhiều mới gặp phải những tác hại này. Việc ăn rau răm
Xem thêm
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đã làm tổ ổn định, bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Khi này bà bầu có thể ăn khoảng 50g rau răm mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 cọng. Rau răm thường được làm gia vị ăn kèm trứng vịt lộn, cháo ngao, cháo trai, thịt bò xào, canh hến,… Đây là những món ăn bổ dưỡng, được nhiều bà bầu ưa thích. Còn rau răm lại là 1 trong những thực phẩm có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ béo phì khi muốn 3 tháng giữa ăn gì để vào con không vào mẹ. Khi sử dụng rau răm làm gia vị mẹ chỉ nên cho 1 lượng nhỏ, nên chọn rau răm trắng thay cho rau răm tía để loại bỏ nguy cơ sảy thai đồng thời giúp mẹ bầu bổ sung những dưỡng chất tốt cho sức khỏe thai kỳ.
Xem thêm
Nhiều người đã và đang sử dụng các phương thức truyền miệng như là xông hoặc đắp lá rau răm chữa đau mắt đỏ, lá diếp cá, xương rồng, hoặc pha chế nước muối thịt cóc, nhái… để làm thuốc chữa đau mắt đỏ. Theo bác sĩ Cao Thành Quí của bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thì việc dùng rau răm chữa đau mắt đỏ là hoàn toàn không nên. Bác sĩ cho biết rằng các loại thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ ở dân gian được ghi nhận đã làm cho tình trạng của bệnh nghiêm trọng hơn. Thậm chí nhiều người đã bị mù lòa do thiếu hiểu biết trong việc điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Xem thêm
Chữa cảm cúm, sổ mũi Chữa đầy bụng, chướng bụng Chữa đau bụng tiêu chảy Trị nước ăn chân Chữa hắc lào, ghẻ lở Chữa vết thương bị bầm tím sưng đau Trị mụn nhọn giai đoạn sưng nóng Hiện tượng bỗng dung đau tim không chịu nổi Bị say nắng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê Se khít lỗ chân lông
Xem thêm
Thực tế, những quan niệm trên chỉ là lời đồn đoán và chưa được công nhận từ Y học. Vì thế nam giới có thể yên tâm về khả năng ức chế nhu cầu tình dục, giảm ham muốn của rau răm. Trong Đông Y, thuốc được chia thành 3 loại và đối với loại vừa là thuốc vừa là rau sẽ không có tính năng chữa bệnh. Rau răm thực chất chỉ là loại rau gia vị nên tác dụng phòng hay chữa bệnh không đáng kể nên phái mạnh không cần đề phòng. Tóm lại, rau răm vẫn nằm trong số các loại rau lành tính và càng không có chuyện nam giới bị vô sinh khi ăn loại rau này. Ngược lại, nếu biết cách bổ sung đúng mực thì rau răm và kết hợp cùng trứng vịt lộn, lẩu dê, cháo thịt dê còn có mang lại hiệu quả kéo dài thời gian quan hệ. Rau răm cùng thịt dê là món ăn – bài thuốc Đông Y cải thiện tình trạng mộng tinh, là “ thần dược phòng the” rất hữu hiệu trong chế độ dinh dưỡng khi bị yếu sinh lý.
Xem thêm
Tuy rau răm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn rau răm nhiều có tốt không? Đặc biệt là loại gia vị có tính ấm như rau răm thì nên dùng với liều lượng như thế nào để tránh tác dụng ngoài ý muốn. Với phụ nữ và những người có máu nóng thì nên sử dụng ra sao? Mời bạn xem các thông tin sau để tránh mắc sai lầm khi ăn rau răm. Không ăn rau răm quá thường xuyên Bà bầu hạn chế ăn rau răm nên biết Rau răm nên dùng trong món ăn nào
Xem thêm
Người xưa thường sử dụng rau răm khi muốn phá thai. Kinh nghiệm dân gian truyền lại, một người ăn khoảng 500g rau răm thân tía sẽ bị sảy thai ngay lập tức. Với các phương pháp phá thai dân gian như phá thai bằng rau răm đều bắt nguồn từ tác hại của những thực phẩm này với bà bầu. Tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo, chị em không nên áp dụng biện pháp phá thai này. Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các biện pháp phá thai tự nhiên an toàn và hiệu quả. Ngược lại, việc này gây ra rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ.
Xem thêm
Chữa nôn mửa, tiêu chảy Chữa tê, vết thương bầm tím, sưng đau Chữa rắn cắn Chữa cảm cúm Rau răm chữa cảm cúm Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém Chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh Chữa nước ăn tay chân Chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu
Xem thêm
Đối với mẹ thì thật ra chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng ăn rau răm gây mất sữa. Không những thế, ăn rau răm còn giúp cho hệ tiêu hóa vận động để tránh bị đầy hơi, chướng bụng, lạnh bụng. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể mẹ vẫn chưa hồi phục lại hẳn, hệ tiêu hóa còn kém nên mẹ hãy hạn chế ăn rau răm nhất là ăn sống. Nếu mẹ muốn ăn thì tốt nhất tránh thời gian đầu khi mới sinh con, tốt nhất nên đợi khi đã hết sản dịch nhé.
Xem thêm
Câu trả lời cho câu hỏi trên là có. Rất nhiều tài liệu cho thấy phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm, đặc biệt là rau răm thân tía. Nếu không cẩn thận trong việc lưu ý các thực phẩm cho mẹ bầu, để khi ăn nhiều rau răm sẽ dẫn đến thai chết lưu gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này; hoặc thai vẫn phát triển được nhưng có nhiều nguy cơ bị dị tật không tốt chút nào. Do đó, cần phải lưu ý đặc biệt các loại thực phẩm cần tránh trong lúc mang thai để không xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rau răm (rau củ quả)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!