4 câu hỏi thường gặp về sự phát triển của thai nhi

Đa số trẻ sinh ra sẽ có cân nặng và chiều dài bình thường.

Video: Thai nhi hình thành và phát triển thế nào trog tử cung

Cân nặng bình thường của thai nhi là bao nhiêu?

Một em bé đủ tháng “bình thường” khi sinh ra thường nặng khoảng 3.175kg. Con số này có thể khác nhau trên từng trẻ. Và  dao động về trọng lượng trẻ sơ sinh có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Sự phát triển của thai nhi sẽ theo một số đường cong tăng trưởng nhất định. Khi thai nhỏ hơn so với chỉ số trung bình một tuần tuổi thai thì được gọi là SGA ( small for gestational age- nhỏ so với tuổi thai ) . Ngược lại, nếu lớn hơn, thì được gọi là (LGA large for gestational age- lớn so với tuổi thai).

Tại sao em bé của tôi lại nhẹ cân?

Cân nặng của một em bé sẽ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố. Lối sống của mẹ, môi trường, thói quen ăn uống và cấu trúc di truyền của cha mẹ đều ảnh hưởng đến kích thước của trẻ sơ sinh. Những bà mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai có thể sinh con nhỏ hơn bình thường. Các yếu tố khác bao gồm: nhiễm trùng, dị tật nhiễm sắc thể và cao huyết áp trong thời kỳ mang thai đều có thể gây IUGR cho em bé ( IUGR là viết tắt của intrauterine growth restriction- hạn chế phát triển trong tử cung) và là thuật ngữ được sử dụng cho những em bé có cân nặng nằm dưới đường bách phân vị thứ 10.       
                                  

Nguồn: https://www.babymed.com/


Các vấn đề y tế liên quan đến trẻ sơ sinh mắc IUGR bao gồm: mẹ cao huyết áp, nhau thai hoạt động không tốt hoặc thai nhi có một số vấn đề nhất định. Trẻ có cân nặng thấp hơn bình thường có thể không gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe khi ra đời, vì kích thước của trẻ không phải lúc nào cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một em bé nhẹ cân sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể sau khi sinh và có thể cần được giữ ấm bằng máy sưởi trong một thời gian dài để hồi phục.  

Tại sao em bé của tôi lại thừa cân?

Cũng như những em bé nhẹ cân, có nhiều yếu tố dẫn đến việc em bé có kích thước lớn hơn bình thường. Chiều cao của bố và mẹ, cân nặng của mẹ, thói quen ăn uống của mẹ và bệnh đái tháo đường thai kỳ đều có thể dẫn đến một em bé có kích thước lớn hơn bình thường.

Trẻ sơ sinh lớn hơn bình thường có liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ đường, mặc dù bệnh này thường xuất hiện mà không có bất kỳ căn nguyên cụ thể nào. Bệnh này gây ảnh hưởng đến người mẹ mang thai lớn nhiều hơn so với những người mẹ mang thai nhỏ, do em bé có thể bị kẹt trong khi sinh. Trong một số trường hợp, nếu kết quả siêu âm trước khi chuyển dạ cho thấy cân nặng của em bé lớn hơn bình thường (thường cao hơn bách  phân vị thứ 90 khi đủ tháng), bác sĩ sản khoa sẽ đề nghị sinh mổ để giảm rủi ro khi sinh qua đường âm đạo

Đa thai và nhẹ cân sau sinh

Khi mẹ mang thai nhiều hơn một thai thì khả năng sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn. Đa thai thường có thai kì kết thúc sớm hơn đơn thai, điều này sẽ làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân hơn. Mặt khác, khi có hai em bé trong bụng mẹ, thường có những hạn chế về không gian, dẫn đến hạn chế sự phát triển về kích thước của em bé trước khi chào đời. 

Các bà mẹ mang đa thai thường được yêu cầu nghỉ ngơi trong vài tuần cuối của thai kỳ. Việc nghỉ ngơi này sẽ giúp giữ trẻ trong bụng mẹ lâu hơn và ngăn ngừa sinh non, từ đó hạn chế được việc trẻ sinh ra nẹ cân hơn bình thường. 

Không phải tất cả trẻ sinh ra đều có kích thước bình thường. Có những đứa trẻ sinh ra chỉ nặng chưa đến 2.3kg mà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, có những đứa trẻ sinh ra đã  nặng hơn 5kg mà vẫn được sinh ra bằng đường âm đạo và không gặp khó khăn gì. Cân nặng sơ sinh thường là một chỉ số về sức khỏe, nhưng không phải trong mọi trường hợp.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!