Ước Lượng Trọng Lượng Thai Nhi Đơn Giản Chính Xác

Theo dõi cân nặng của thai nhi là rất quan trọng trong việc hình dung sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cân nặng quá thấp hoặc quá cao của thai nhi có thể cho thấy sự hiện diện các vấn đề sức khỏe trong cơ thể mẹ hoặc thai nhi.

Video: Cân nặng thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal Diameter- BPD) - Là phép đo đường kính xuyên sọ của thai nhi đang phát triển, từ xương đỉnh bên này sang bên kia. BPD được sử dụng để ước tính cân nặng và tuổi thai của thai nhi. BPD đã được chứng minh là chính xác trong việc dự đoán tuổi thai từ 14 đến 20 tuần. Sự sai số sẽ tăng lên sau thời gian này.

Chu vi bụng (Abdominal Circumference - AC) - là một trong những thông số sinh trắc học cơ bản dùng để đánh giá kích thước thai nhi

Cân nặng của thai nhi theo tuần

 Cân nặng thai nhi theo tuần. nguồn: https://www.ajog.org/

Cân nặng thai nhi theo tuần. nguồn: https://www.ajog.org/

Sự gia tăng trọng lượng rất ấn tượng trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Cân nặng của đứa bé tăng hàng trăm nghìn lần chỉ trong vài tuần! Tuy nhiên, rất khó để xác định cân nặng thai nhi trong 3 tháng đầu vì còn quá nhỏ.

Ở tuần thứ 13 của thai kỳ, khi tất cả các cơ quan đã được hình thành trong bào thai, trọng lượng của thai nhi khoảng 23 g.

Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 20, trọng lượng của thai nhi vào khoảng 220-270 g. Thai nhi ngày càng lớn thì mẹ càng có thể cảm nhận được những chuyển động của bé.

Trong 4 tuần tiếp theo (từ tuấn 20 đến tuần 24) trọng lượng thai nhi đạt 550-600g.

Vào cuối tuần 26, nếu em bé được sinh lúc này thì sẽ có khả năng sống sót rất cao. Bây giờ, cân nặng của bé là 750-850g.

Đến tuần thứ 30, thai nhi bắt đầu chuẩn bị cho quá trình sinh nở tự nhiên. Cân nặng của thai nhi đạt 1100-1300g.

Việc đo cân nặng của thai nhi trở nên bắt buộc khi được 34 tuần. Lúc này, cân nặng khoảng 2100-2300g.

Từ 34 đến 38 tuần, em bé lớn nhanh và tăng khoảng 200 g mỗi ngày. Nếu được sinh vào cuối thời kỳ này thì thai được coi là đủ tháng. Trọng lượng em nên đạt là 3100-3200g.

Vào cuối tuần 40, hầu hết phụ nữ đều sinh con. Cân nặng khi sinh của trẻ thường đạt 3200-3600 g, chiều cao khoảng 50 cm. Nếu vẫn chưa sinh vào thời gian này thì việc mang thai được coi là hậu sản. Trường hợp này thường do mang thai một cách nhân tạo. Tuy nhiên, em bé thường phát triển đến 3500-3800 g ở tuần thứ 41-42.

Nguyên nhân của sự sai lệch về trọng lượng của thai nhi

Như chúng ta thấy, nếu trẻ sinh ra ở tuần thai 39-40, với cân nặng từ 3000 đến 3800 g là bình thường. Tuy nhiên, cũng thường gặp trẻ sinh ra với cân nặng dưới 3 kg hoặc hơn 4,5 kg và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Vì vậy, cha mẹ không nên lo lắng nếu cân nặng của con mình lệch với cân nặng trung bình của thai nhi theo tuần. Yếu tố di truyền là một trong những lý do phổ biến khiến cân nặng của thai nhi sai lệch như vậy. Nói cách khác, nếu bố mẹ cao gầy thì con của họ có khả năng bé và ngược lại.

Các nguyên nhân phổ biến khác của sự sai lệch về trọng lượng của thai nhi:

Mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng . Nếu bà bầu thường ăn bánh ngọt và đồ nướng quá nhiều sẽ khiến cân nặng của mẹ cũng như cân nặng của thai nhi tăng lên. Ngoài ra, nếu dinh dưỡng của người mẹ kém thì bé cũng có thể có cân nặng dưới mức trung bình do bị thiếu các chất cần thiết.

Các bệnh truyền nhiễm và bệnh mãn tính của mẹ . Ví dụ, những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thường sinh con lớn hơn hoặc thậm chí khổng lồ với cân nặng có thể hơn 5 kg. Cân nặng của thai nhi có thể dưới mức trung bình ở những bà mẹ bị bệnh thận, gan và tim mãn tính.

Thiếu máu ở mẹ - là tình trạng thiếu hụt hemoglobin trong máu, đặc biệt là ở những tuần cuối của thai kỳ. Trong trường hợp này, người mẹ và đứa bé sẽ bị thiếu oxy.


Rất nhiều nguyên nhân gây ra sự sai lệch về trọng lượng của thai nhi. Nguồn: https://www.babymed.com/  

 

Căng thẳng: Tình trạng này khiến hấp thu dinh dưỡng của thai nhi bị hạn chế.

Tuổi mẹ : Khả năng thai nhi nhẹ cân tăng lên ở phụ nữ trẻ (dưới 18 tuổi) và phụ nữ mang thai muộn (sau 35 tuổi).

Những tật xấu của mẹ . Phụ nữ mang thai hút thuốc có tỉ lệ sinh con nhẹ cân lên đến 70%. Tương tự như vậy, rượu và chất gây nghiện, và thậm chí cả những loại thuốc thông thường mà người mẹ dùng trong thai kỳ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Rối loạn bẩm sinh của trẻ : hội chứng Sotos, hội chứng Beckwith Wiedemann,…

Phù ở trẻ sơ sinh . Trong trường hợp này, trọng lượng thai nhi tăng lên không phải do béo phì mà do sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể bé ngày càng nhiều.

Có một sự thật thú vị là: các bé là con thứ 2 trở đi thường có cân nặng lớn hơn bé sinh trước. Nguyên nhân của việc này chưa được hiểu rõ. Ngoài ra, các trường hợp sinh đa thường có cân nặng nhỏ hơn mức trung bình so với các trẻ sinh đơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu trọng lượng thai nhi sai lệch so với trọng lượng thai nhi trung bình?

Nếu siêu âm cho thấy trọng lượng của thai nhi sai lệch so với trọng lượng trung bình, trước tiên, bạn nên thực hiện hiệu chỉnh sai số (cộng hoặc trừ 500 g). Thứ hai, bạn nên biết rằng trẻ sơ sinh lớn lên trong “những bước nhảy”. Ví dụ, một em bé có cân nặng dưới mức trung bình ở tuần thứ 34 có thể đạt được mức cân nặng trung bình ở tuần thứ 35.

Bên cạnh đó, một lần siêu âm không thể đưa ra kết luận về sức khỏe thai nhi mà chúng ta cần theo dõi trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu cân nặng của con bạn khác với cân nặng trung bình của thai nhi một cách đáng kể và sau nhiều lần đo, việc tìm kiếm nguyên nhân là cần thiết. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm thêm một số xét nghiệm.

Các bài xét nghiệm bổ sung cần thực hiện để loại trừ hay xác định các bệnh lý có thể có của thai nhi, bao gồm rối loạn di truyền, có hay không tình trạng nhiễm khuẩn tử cung,… Tất nhiên, mẹ cũng nên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu và nhiễm khuẩn.

Chắc chắn rằng các bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm cần thiết và tốt nhất cho bạn. Điều bạn cần làm là tránh căng thẳng và suy nghĩ tích cực về tình trạng của mình.

Câu hỏi thường gặp 

Công thức Shepard là gì?

Công thức Shepard được sử dụng trong siêu âm ước tính cân nặng của thai nhi bằng cách sử dụng các thông số BPD và AC ( Đường kính lưỡng đỉnh của đầu và chu vi bụng của bé )

Công thức Shepard  

Những chỉ số này được coi là chính xác hơn và đơn giản hơn những chỉ số khác. Các sai số ước lượng vẫn có thể xảy ra do các biến dị sinh học (sự khác biệt của các loại xôma), các biến thể bệnh lý (loạn dưỡng bào thai, dị tật, phì đại), sai số chủ quan của người đo hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những điều trên.

Làm thế nào để sử dụng các chỉ số BPD, HC, AC, FL?

Chỉ cần nhìn vào kết quả siêu âm mà bạn nhận được từ bác sĩ. Có một số chỉ số được đánh dấu là BPD, HC, AC, FL . Để tính toán trọng lượng của thai nhi , bạn sẽ cần có số đo AC và BPD .

BPD trong siêu âm là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)  - Đây là phép đo đường kính trên hộp sọ của em bé đang phát triển của bạn, từ xương đỉnh bên này sang bên kia. BPD được sử dụng để ước tính cân nặng và tuổi thai của thai nhi. BPD đã được chứng minh là chính xác trong việc dự đoán tuổi thai từ 14 đến 20 tuần. Sự sai số tăng lên sau thời gian này.

AC trong siêu âm là gì?

Chu vi bụng (AC)  - là một trong những thông số sinh trắc học cơ bản dùng để đo kích thước thai nhi. Được đo theo mặt phẳng ngang tại gan của thai nhi, với phần rốn của tĩnh mạch cửa bên trái ở giữa bụng.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!