Nghị luận xã hội về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học (2024) CHỌN LỌC

Nghị luận nói về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học khi đang độ tuổi đến trường gồm các bài văn mẫu hay được 1900.edu.vn sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học

Đề bài: Nghị luận xã hội về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học

Đoạn văn mẫu: Nghị luận xã hội về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học

Đoạn văn mẫu số 1

Tài liệu VietJack

Xã hội ngày càng phát triển, đất nước muốn giàu mạnh hải cần lực lượng thế hệ trẻ tài năng xây dựng. Thế hệ trẻ đó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, học tập để giúp ích cho tổ quốc. Nhưng hiện nay nhiều học sinh tỏ ra lười biếng, chán chường việc học thậm chí còn trốn tiết, bỏ tiết. Họ đã quên đi nhiệm vụ xây dựng tổ quốc của mình. Hiện tượng trốn tiết, bỏ tiết ngày càng trở nên thường xuyên ở các trường học. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh la cà ngoài đường hay trong những tiệm net khi vẫn còn trong giờ học. Nhiều học sinh diện đủ lí do để đi muộn, thậm chí còn giả vờ bệnh hay đau bụng để về sớm. Dù những học sinh ấy có đang ngồi trong lớp cũng không quan tâm đến bài vở, chỉ đi học cho có. Thích thì học không thích thì nghỉ, đó là điều mà nhiều học sinh đã và đang làm, khi trốn tiết trong đầu họ chỉ nghĩ rằng:”Nghỉ 2,3 tiết thì có mất mát gì đâu!” mà không quan tâm đền hậu quả sau này. Trốn tiết bỏ tiết làm hoc sinh mất bài, làm lỗ hổng của kiến thức ngày cáng rộng, chẳng thể lấp lại. Kết quả học tập kém làm cho gia đình lo lắng, thậm chí có thể bị lưu ban xấu hổ với bạn bè. Trốn tiết, bỏ tiết khiến học sinh phí thời gian vào những việc vô bổ, không cần thiết. Ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức học sinh, khiền học sinh dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Vậy, nguyên nhân của hiện thượng trốn tiết, bỏ tiết là gì?. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: do học sinh lười biếng, do những suy nghĩ nông cạn của học sinh. Do họ chưa nhận thức được việc mình đã và đang làm, chỉ muốn chứng tỏ bản thân. Thứ hai, nguyên nhân khách quan: do gia đình không hòa thuận làm ảnh hưởng đến con cái. Do ba mẹ không quan tâm hoặc nuông chiều quá mức. Do chơi với bạn xấu, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Do thầy cô quá nghiêm khắc không tạo được hứng thú cho học sinh. Vậy để cải thiện cũng như làm giảm bớt hiện tượng trốn tiết, bỏ tiết, gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lí, giám sát việc học của con em mình. Ba mẹ cần quan tâm con cái nhiều hơn nhưng không quá nuông chiều. Các thầy cô giáo nên xem lại phương pháp dạy học của mình, tạo hứng thú cho học sinh. Bạn thân học sinh cũng phải rèn tính tự chủ, tính kỉ luật vì chỉ cần một việc làm sai dù là nhỏ nhoi cũng có thể đem dến hậu quả nghiêm trọng. Đất nước ngày càng phát triển và cần những con người tài năng để xây dựng tổ quốc. Ngay từ bây giờ học sinh phải ý thức được việc mình đang làm và phải lo cho việc học là trên hết vì học sinh là mầm móng để đất nước phát triển cũng như có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Đoạn văn mẫu số 2

"Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải". Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh. Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm. Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình. Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử. Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình. Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học. Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội, không có chỗ đứng. Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống, lỡ mất tuổi trẻ. Còn với gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng. Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ! Vì thế là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao"

Xem thêm các bài văn mẫu hay, chi tiết khác:

TOP 40 bài nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người (2023) HAY NHẤT

TOP 30 bài nghị luận về nghị lực sống (2024) HAY NHẤT

TOP 40 Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" (2024) HAY NHẤT

TOP 10 Dàn ý nghị luận về ý chí, nghị lực (2024) chi tiết nhất

TOP 10 Đoạn văn nghị luận suy nghĩ về quê hương (2024) SIÊU HAY

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!