Liều dùng paracetamol cho trẻ em: Hướng dẫn dành cho cha mẹ

Thông thường, mọi người hay uống paracetamol để hạ sốt, giảm nhức đầu hoặc các cơn đau khác 1 cách nhanh chóng. Hầu hết các bậc cha mẹ thường dùng thuốc này cho trẻ khi chúng bị sốt hoặc kêu đau nhẹ. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ dùng paracetamol, tốt nhất chúng ta nên có kiến thức về cách sử dụng đúng với lứa tuổi của trẻ. Để đảm bảo an toàn, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống paracetamol.

Video Cách tính liều cho trẻ em

 Nguồn: heaven4sure.com Nguồn: heaven4sure.comKhi sử dụng đúng liều lượng, paracetamol được coi là an toàn cho trẻ em. Nó cũng là thuốc được nhiều bác sĩ sử dụng để kê đơn thuốc hạ sốt hoặc giảm đau cho trẻ.

Khi nào và bao lâu thì nên cho trẻ uống Paracetamol một lần?

Nguồn ảnh: Pixabay Nguồn ảnh: PixabayCho trẻ uống paracetamol nếu trẻ bị sốt, đau đầu hoặc đau nhức người. Sốt do tiêm cũng có thể dùng paracetamol. 

Video Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt

Liều dùng cho trẻ là uống mỗi liều cách nhau 6 giờ, tối đa 4 lần một ngày. Trong mọi trường hợp, không nên dùng vượt quá liều lượng được khuyến cáo. Nếu không thấy có tác dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tiếp theo. 

Cách cho trẻ uống Paracetamol

Nguồn ảnh: Pexels Nguồn ảnh: PexelsParacetamol có ở dạng viên nén, sirô hoặc dạng viên đạn, mỗi loại có cách dùng khác nhau. 

Sirô.

Nguồn ảnh: Pexels Nguồn ảnh: PexelsLắc đều chai và đổ ra đúng lượng thuốc cần dùng bằng thìa, cốc hoặc ống nhỏ giọt đi kèm. Nếu không có thìa đi kèm, hãy hỏi dược sĩ để được cung cấp thìa đo. Tuyệt đối không sử dụng thìa ăn bình thường để đong sirô, điều này sẽ dẫn đến lấy sai liều lượng thuốc và sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. 

Viên nén. 


Nguồn ảnh: freepik Nguồn ảnh: freepik  Paracetamol nên được uống cùng với nước, sữa hoặc nước trái cây, không nên nhai trực tiếp. 

Dạng viên đạn (thuốc đặt hậu môn).

 Nguồn: Pixabay  Nguồn: Pixabay 

 Thuốc đặt là dạng thuốc được thiết kế để đưa vào hậu môn. Thuốc dạng này thích hợp cho trẻ em bị nôn sau khi uống thuốc hoặc khó nuốt. Cha mẹ sẽ cần làm theo sát hướng dẫn được cung cấp về cách đặt thuốc. 

Liều dùng paracetamol cho trẻ em 

Nguồn: momjunction.com Nguồn: momjunction.comSử dụng đúng liều paracetamol giúp hạ sốt và giảm đau, nhưng nếu dùng sai liều lượng thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong. Dưới đây là chi tiết về liều lượng theo độ tuổi cho trẻ em. 

Liều dùng paracetamol dạng sirô

Paracetamol dạng sirô hoặc thuốc đặt hậu môn là tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nên dùng lượng thuốc tương ứng với cân nặng của trẻ, vì sirô paracetamol có các nồng độ khác nhau. Có thể dùng tối đa 3-4 liều paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai đến ba tháng tuổi dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Liều dùng viên nén paracetamol 

Trẻ em trên 6 tuổi có thể được dùng paracetamol dưới dạng viên nén. Bảng dưới đây liệt kê liều lượng của viên nén paracetamol phù hợp với trẻ em theo từng độ tuổi. 

Tuổi

Liều dùng (tối đa 4 lần/1 ngày)

6 đến 8 tuổi

250mg

8 đến 10 tuổi

375mg

10 đến 12 tuổi

500mg

12 đến 16 tuổi

750mg

Trước khi sử dụng thuốc

Trước khi uống liều tiếp theo, kiểm tra các triệu chứng của trẻ để xem trẻ có thực sự cần uống tiếp hay không. Ngoài ra, nên đợi ít nhất 4 giờ trước khi quyết định cho trẻ uống liều paracetamol tiếp theo và không uống quá 4 lần/1 ngày. Hãy theo dõi thời gian cho trẻ uống thuốc và số lần uống của trẻ. 

Mất bao lâu để Paracetamol phát huy tác dụng? 

Tác dụng của paracetamol là khác nhau với mỗi người. Tuy nhiên, đa số chúng ta phải mất khoảng 1 đến 3 giờ để thuốc có thể phát huy tác dụng sau  khi dùng.

Cách bảo quản

Nguồn: Pixabay Nguồn: Pixabay

Paracetamol cần được bảo quản một cách an toàn và thận trọng. 

  • Tránh xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em
  • Cất trong tủ hoặc hộp có khoá
  • Không để trong tủ lạnh vì thuốc không cần bảo quản ở nhiệt độ thấp
  • Hỏi dược sĩ để được cung cấp nắp chống trẻ em cho chai sirô 

Những điều trên sẽ giúp trẻ em ngăn tiếp cận với paracetamol và có thể vô tình ăn/uống phải. 

Tác dụng phụ của Paracetamol

Nếu được dùng đúng cách, paracetamol hiếm khi gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị dị ứng với thuốc, điều này có thể gây ra:

  • Da nổi ban có thể có mụn nước đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy. Bong tróc da cũng có thể xảy ra
  • Nặng nề hoặc khó chịu ở ngực và cổ họng 
  • Khó thở và khó nói
  • Thở khò khè
  • Sưng mặt, miệng, môi, cổ họng, v.v

Một số tác dụng phụ khác của thuốc, như 

  • Tăng nhịp tim
  • Thay đổi huyết áp
  • Tổn thương gan và thận do dùng quá liều 

Giải pháp: Nếu trẻ có phản ứng dị ứng, hãy đưa ngay trẻ đến bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Các biện pháp phòng ngừa quá liều 

Nguồn: theconversation.com Nguồn: theconversation.comTất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng trẻ không bị quá liều paracetamol. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ để tránh bất kỳ biến chứng nào do vô tình dùng quá liều. 

  • Không bao giờ kết hợp paracetamol với bất kỳ loại thuốc nào khác như ibuprofen mà không hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để tránh ngộ độc. Không sử dụng thuốc nếu nó đã hết hạn. 
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ để tránh trẻ vô tình nuốt phải. 
  • Cẩn thận ghi lại thời gian và số lần uống thuốc cho trẻ để tránh lặp lại liều lượng.

Paracetamol và Ibuprofen: Loại nào tốt hơn để điều trị sốt?  

Nguồn: menshealth.com Nguồn: menshealth.comCả hai loại thuốc đều có hiệu quả như nhau trong việc điều trị sốt ở trẻ em; tuy nhiên, paracetamol phần lớn được ưa chuộng hơn do nhiều lý do khác nhau. Vì paracetamol đã được sử dụng lâu hơn ibuprofen, nên có dữ liệu đáng kể cho thấy hiệu quả của nó. 

Ngoài ra, trong khi paracetamol có nguy cơ gây tổn thương gan và thận trong trường hợp dùng quá liều, ibuprofen vẫn có thể gây ra các vấn đề về đường ruột và thận ở trẻ em ngay cả khi được sử dụng đúng liều lượng. Đặc biệt là trẻ em bị mất nước hoặc mắc các bệnh lý khác có nguy cơ cao bị tổn thương thận khi dùng ibuprofen. 

Khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu trẻ đã dùng quá liều và xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa, khó tỉnh táo, vàng da hoặc mắt, cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức. 

Paracetamol là một loại thuốc thông dụng và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ kéo dài. Tuy nhiên, nếu vô tình dùng quá liều có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em, do đó nên hỏi ý kiến bác sĩ kĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!