Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 2. Bài tập xác định thành phần nguyên tử có đáp án

  • 515 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét nguyên tử nguyên tố A:

+ Hạt nhân của nguyên tử có 24 hạt số proton + số neutron = 24.

+ Số hạt không mang điện là 12 số neutron là 12.

Vậy nguyên tử A có số electron = số proton = 24 – 12 = 12.


Câu 2:

Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong X: số proton = số electron = số hiệu nguyên tử (Z)

Đặt số neutron trong X là N.

Với các nguyên tử bền ta có: 1 NZ  1,5    (1)

Theo bài ra có:

Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10 nên:

2Z + N = 10  N = 10 – 2Z, thay vào (1) ta có:

1102ZZ1,52

 Z ≤ 10 – 2Z ≤ 1,52Z

2,84 ≤ Z ≤ 3,33

Vậy Z = 3 thỏa mãn N = 4.

Số khối của X bằng Z + N = 7.


Câu 3:

Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính, ... Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong nguyên tử fluorine:

Số hạt electron = số hạt proton = 9

Số khối A = Số proton + số neutron

Số neutron = 19 – 9 = 10

Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là:

9 + 9 + 10 = 28 hạt.


Câu 4:

Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Trong nguyên tử X, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.

Số proton và neutron trong X lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số hạt proton, neutron, electron trong X lần lượt là P, N và E. Trong đó, P = E.

Theo bài ra, ta có hệ phương trình:

2P+N=402PN=12P=13N=14

Vậy số proton và neutron trong X lần lượt là 13 và 14.


Câu 6:

Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của X. Trong đó P = E.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

  2P + N = 82 1 2P  N = 22 2

=26N=30

Vậy số hiệu nguyên tử X (Z) = số proton = 26. X là Fe.


Câu 7:

Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong X có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O nên ta có:

4ZM + 2NM + 2ZO + NO = 140      (1)

4ZM + 2ZO – 2NM – NO = 44         (2)

Lấy (1) + (2) ta được: 8ZM + 4ZO = 140 + 44

2.ZM+8=140+444=46

ZM = 19

Vậy M là K X là K2O.

 


Câu 8:

Nguyên tử N có 7 proton, nguyên tử H có 1 proton. Số lượng hạt proton và electron có trong ion NH4+

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử/ ion

Số proton

Số electron

N

7

7

H

1

1

NH4+

7 + 4 . 1 = 11

7 + 4 . 1 – 1 = 10


Câu 9:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của nitrogen. Trong đó P = E.

Số hạt không mang điện chiếm 33,33%

Số neutron = N = 33,33100×21=7    (1)

Lại có: P + E + N = 21 2P + N = 21          (2)

Thế N = 7 vào (2) được P = 7.

Vậy nitrogen có số khối là:

A = Z + N = P + N = 7 + 7 = 14.


Câu 10:

Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8. Điện tích hạt nhân của Mg và O lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tổng quát:

Đặt Pi, Ei lần lượt là số proton và số electron có trong nguyên tử i; trong đó Pi = Ei.

Ta có:

Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40 nên:

(PMg + EMg) + (PO + EO) = 40 hay 2PMg + 2PO = 40 (1)

Lại có, số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8 nên:

(PMg + EMg) - (PO + EO) = 8 hay 2PMg – 2PO = 8 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được: PMg = 12 và PO = 8.

Vậy điện tích hạt nhân Mg là +12; điện tích hạt nhân O là +8.


Câu 11:

Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Kí hiệu hóa học của X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân X, Y lần lượt là ZX; ZY; số neutron (hạt không mang điện) của X và Y lần lượt là NX và NY.

Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178 nên:

2ZX + 4ZY + NX + 2NY = 178 (1)

Trong XY2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 nên:

2ZX + 4ZY – (NX + 2NY) = 54 (2)

Từ (1) và (2) ta có: 2ZX + 4ZY = 116 (3)

Lại có trong XY2 số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12, nên:

2ZX + 12 = 4ZY (4)

Từ (3) và (4) ta có: ZX = 26; ZY = 16.

Vậy X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).


Câu 12:

Nguyên tử sắt (iron) có điện tích hạt nhân là +26. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử sắt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 nên:

2Z – N = 22 (1)

Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là +26 nên Z = 26

Thay Z = 26 vào (1) ta có N = 2.26 – 22 = 30

Số khối của nguyên tử sắt là:

A = Z + N = 26 + 30 = 56.


Câu 13:

Tính tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO2). Biết trong phân tử này, nguyên tử C có 6 proton và 6 neutron; nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phân tử CO2 được tạo nên từ 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

Nguyên tử C có: số proton = số electron = 6; nguyên tử O có: số proton = số electron = 8.

® Tổng số proton, neutron và electron trong một phân tử carbon dioxide (CO2) là:

(6 + 6 + 6) + 2×(8 + 8 + 8 ) = 66 (hạt).


Câu 14:

Nguyên tử X có khối lượng là 3,173.10-23g. Trong X, số neutron nhiều hơn số proton 1 hạt. Số proton, neutron, electron trong ion X- lần lượt là

(cho mp ≈ mn ≈ 1,67.10-27kg, me ≈ 9,1.10-31kg)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số proton, số neutron trong nguyên tử X lần lượt là P, N.

Ta có:

mnguyên tử ≈ mhạt nhân = mcác proton + mcác neutron

3,173.10-23 = (P + N).1,67.10-27.103

P + N = 19 (1)

Lại có N – P = 1 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được:

P = 9; N = 10.

X + 1e → X-

Vậy trong ion X- có:

P=9N=10E=9+1=10


Câu 15:

Trong nguyên tử một nguyên tố M có tổng số các loại hạt là 58. Biết trong ion M+ thì số hạt mang điện tích dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Kí hiệu của M là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của M. Trong đó P = E.

Trong nguyên tử một nguyên tố M có tổng số các loại hạt là 58 nên:

P + N + E = 58 hay 2P + N = 58 (1)

Trong ion M+ thì số hạt mang điện tích dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt nên:

P + 1 = N (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được P = 19 và N = 20.

Vậy M có số hiệu nguyên tử (Z) = số proton (P) = 19.

Số khối (A) = Z + N = P + N = 19 + 20 = 39.

Kí hiệu nguyên tử M là: K1939.


Câu 16:

Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Số khối của nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của X. Trong đó P = E.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

2P+N=1152P-N=25P=35N=45

Số hiệu nguyên tử: Z  = số proton = 35

Số khối: A = Z + N = P + N = 80


Câu 17:

Tổng số hạt proton, neutron và electron trong hai nguyên tử X và Y là 96 hạt, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của nguyên tử X là 16. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi tổng số proton, số electron và số neutron trong hai nguyên tử X và Y lần lượt là P, E và N. Trong đó P = E.

Theo bài ra ta có hệ phương trình: 

2P+N=962PN=32P=32N=32

Px + PY = 32 (1)

Lại có : Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của nguyên tử X là 16 nên:

(PY + EY) – (PX + EX) = 16 hay 2Px – 2PY = -16 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được:

PX = 12 và PY = 20.

Vậy số hiệu nguyên tử X và Y lần lượt là 12 và 20.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương