Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên có đáp án (Vận dụng)

  • 161 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kết quả thi môn Toán giữa học kì 1 của học sinh lớp 7A được cho ở biểu đồ sau.

Media VietJack

Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 7A. Xác suất để học sinh đó đạt số điểm trong khoảng nào là cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì 5% < 10% < 30% < 55%.

Nên xác suất để học sinh đó đạt số điểm trong khoảng 6,5 – 8 điểm là cao nhất.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 2:

Bạn An có 7 viên kẹo vị hoa quả và 6 viên kẹo vị chocolate. An lấy ngẫu nhiên 1 viên kẹo cho vào hộp để tặng em gái. Cho biến cố G: “Viên kẹo lấy ra có vị hoa quả” và biến cố H: “Viên kẹo lấy ra có vị chocolate”. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì số viên kẹo vị hoa quả nhiều hơn số viên kẹo vị chocolate (7 > 6) nên khả năng lấy được viên kẹo vị hoa quả cao hơn khả năng lấy được viên kẹo vị chocolate.

Do đó P(G) > P(H).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 3:

Đội tuyển thi học sinh giỏi môn Toán lớp 7 của một trường THCS gồm có 3 học sinh lớp 7A, 6 học sinh lớp 7B và 4 học sinh lớp 7C. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong đội tuyển để tham dự kì thi học sinh giỏi cấp Thành phố. Hỏi xác suất để học sinh được chọn thuộc lớp nào có khả năng cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi A, B, C lần lượt là biến cố “Chọn được một học sinh trong đội tuyển thuộc lớp 7A”; “Chọn được một học sinh trong đội tuyển thuộc lớp 7B” và “Chọn được một học sinh trong đội tuyển thuộc lớp 7C”.

⦁ Số học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7A ít hơn số học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7C (vì 3 < 4).

Do đó khả năng chọn được một học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7A thấp hơn khả năng chọn được một học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7C.

Suy ra P(A) < P(C)  (1)

⦁ Số học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7C ít hơn số học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7B (vì 4 < 6).

Do đó khả năng chọn được một học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7C thấp hơn khả năng chọn được một học sinh giỏi trong đội tuyển thuộc lớp 7B.

Suy ra P(C) < P(B)  (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra P(A) < P(C) < P(B).

Vậy xác suất để học sinh được chọn thuộc lớp 7B có khả năng cao nhất.

Ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay