Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài 4: Làm tròn và ước lượng có đáp án

Dạng 1: Làm tròn số và ước lượng theo yêu cầu có đáp án

  • 197 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

a) Làm tròn số 432,479 đến hàng phần mười;

Xem đáp án

a) Chữ số ở hàng quy tròn của số 432,479 là chữ số 4.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 4 là 7 > 5.

Nên ta thay chữ số 4 bằng chữ số 4 + 1 = 5 và bỏ đi các chữ số phía sau chữ số 4 (vì ở hàng thập phân).

Do đó khi làm tròn số 432,479 đến hàng phần mười, ta được số 432,5.


Câu 2:

b) Làm tròn số 12574,6 đến hàng chục;

Xem đáp án

b) Chữ số ở hàng quy tròn của số 12574,6 là chữ số 7.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 7 là 4 < 5.

Nên ta giữ nguyên chữ số 7; thay chữ số ở hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ đi các chữ số ở hàng thập phân.

Do đó khi làm tròn số 12574,6 đến hàng chục, ta được số 12570.


Câu 3:

c) Làm tròn số 4,52878 với độ chính xác 0,005;

Xem đáp án

c) Để làm tròn số 4,52878 với độ chính xác 0,005, ta sẽ làm tròn số đó đến hàng phần trăm.

Chữ số ở hàng quy tròn của số 4,52878 là chữ số 2.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 2 là 8 > 5.

Nên ta thay chữ số 2 bằng chữ số 2 + 1 = 3 và bỏ đi các chữ số phía sau chữ số 2 (vì ở hàng thập phân).

Do đó khi làm tròn số 4,52878 với độ chính xác 0,005, ta được số 4,53.


Câu 4:

d) Làm tròn số 5479,23 với độ chính xác 50.

Xem đáp án

d) Để làm tròn số 5479,23 với độ chính xác 50, ta sẽ làm tròn số đó đến hàng trăm.

Chữ số ở hàng quy tròn của số 5479,23 là chữ số 4.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 4 là 7 > 5.

Nên ta thay chữ số 4 bằng chữ số 4 + 1 = 5; thay chữ số ở hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ đi các chữ số ở hàng thập phân.

Do đó khi làm tròn số 5479,23 với độ chính xác 50, ta được số 5500.


Câu 5:

Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:

a) 5,73 – 2,67;

Xem đáp án

a) Làm tròn đến hàng phần mười của mỗi số hạng, ta được:

5,73 ≈ 5,7 và 2,67 ≈ 2,7.

Lấy số thứ nhất đã được làm tròn trừ số thứ hai đã được làm tròn, ta được:

5,73 – 2,67 ≈ 5,7 – 2,7 = 3.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 5,73 – 2,67 là 3.


Câu 6:

b) 123,54 + 245,99;

Xem đáp án

b) Làm tròn đến hàng phần mười của mỗi số hạng, ta được:

123,54 ≈ 123,5 và 245,99 ≈ 246.

Cộng hai số đã được làm tròn, ta được:

123,54 + 245,99 ≈ 123,5 + 246 = 369,5.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 123,54 + 245,99 là 369,5.


Câu 7:

c) 262 : 35;

Xem đáp án

c) Làm tròn đến hàng chục của mỗi thừa số, ta được:

262 ≈ 260 và 35 ≈ 40.

Lấy số thứ nhất đã được làm tròn chia số thứ hai đã được làm tròn, ta được:

262 : 35 ≈ 260 : 40 = 6,5.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 262 : 35 là 6,5.


Câu 8:

d) 32,6(7).6,3.

Xem đáp án

d) Làm tròn đến hàng đơn vị của mỗi thừa số, ta được 32,6(7) ≈ 33; 6,3 ≈ 6.

Nhân hai số đã được làm tròn, ta được 32,6(7).6,3 ≈ 33.6 = 198.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 32,6(7).6,3 là 198.


Câu 9:

Làm tròn số 365,0246 đến hàng phần trăm, ta được số:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chữ số ở hàng quy tròn của số 365,0246 là chữ số 2.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 2 là 4 < 5.

Nên ta giữ nguyên chữ số 2 và bỏ đi các chữ số phía sau chữ số 2 (vì ở hàng thập phân).

Do đó khi làm tròn số 365,0246 đến hàng phần trăm, ta được số 365,02.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 10:

Làm tròn số 573 450 với độ chính xác 50, ta được số:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để làm tròn số 573 450 với độ chính xác 50, ta sẽ làm tròn số đó đến hàng trăm.

Chữ số ở hàng quy tròn của số 573 450 là chữ số 4.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 4 là 5 ≥ 5.

Nên ta thay chữ số 4 bằng chữ số 4 + 1 = 5 và thay các chữ số ở phía sau chữ số 4 bằng số 0.

Do đó khi làm tròn số 573 460 đến hàng trăm, ta được số 573 500.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 11:

Ước lượng kết quả của phép tính 31,25 – (–25,63) ta được:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Làm tròn đến hàng phần mười của mỗi số hạng, ta được:

31,25 ≈ 31,3 và –25,63 ≈ –25,6.

Lấy số thứ nhất đã được làm tròn trừ số thứ hai đã được làm tròn, ta được:

31,25 – (–25,63) ≈ 31,3 – (–25,6) = 31,3 + 25,6 = 56,9.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 5,73 – 2,67 là 56,9.

Do đó ta chọn đáp án B.


Câu 12:

Làm tròn số 821,67145... đến hàng phần mười, ta được số nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Chữ số ở hàng quy tròn của số 821,67145... là chữ số 6.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 6 là 7 > 5.

Nên ta thay chữ số 6 bằng chữ số 6 + 1 = 7 và bỏ đi các chữ số ở phía sau chữ số 6 (vì ở hàng thập phân).

Do đó khi làm tròn số 821,67145... đến hàng phần mười, ta được số 821,7.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 13:

Làm tròn số 932,(6) với độ chính xác 0,005, ta được số nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có 932,(6) ≈ 932,666...

Để làm tròn số 573450 với độ chính xác 0,005, ta sẽ làm tròn số đó đến hàng phần trăm.

Chữ số ở hàng quy tròn của số 932,(6) là chữ số 6.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 6 là 6 > 5.

Nên ta thay chữ số 6 bằng chữ số 6 + 1 = 7 và bỏ đi các chữ số ở phía sau chữ số 6 ở hàng quy tròn (vì ở hàng thập phân).

Do đó khi làm tròn số 932,(6) đến hàng phần trăm, ta được số 932,67.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 14:

Ước lượng kết quả của phép tính (–22,6) + (–57,3) ta được số nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Làm tròn đến hàng đơn vị của mỗi thừa số, ta được:

–22,6 ≈ –23 và –57,3 ≈ –57.

Lấy số thứ nhất đã được làm tròn trừ số thứ hai đã được làm tròn, ta được:

(–22,6) + (–57,3) ≈ (–23) + (–57)

= –23 – 57 = –80.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính (–22,6) + (–57,3) là –80.

Do đó ta chọn đáp án A.


Câu 15:

Làm tròn số 215783, ta được số 215780. Hỏi số 215780 đã được làm tròn đến hàng nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta xét từng đáp án:

Đáp án A:

Do số 215 783 có chữ số ở hàng phần mười và hàng phần trăm là chữ số 0 nên khi làm tròn đến hàng phần mười, ta được số 215 783 ≠ 215 780.

Do đó ta loại đáp án A.

Đáp án B:

Chữ số ở hàng quy tròn của số 215 783 là chữ số 7.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 7 là 8 > 5.

Nên ta thay chữ số 7 bằng số 7 + 1 = 8 và thay chữ số ở hàng chục, hàng đơn vị bằng số 0.

Do đó khi làm tròn số 215 783 đến hàng trăm, ta được số 215 800 ≠ 215 780.

Vậy ta loại đáp án B.

Đáp án C:

Do số 215 783 có chữ số ở hàng đơn vị là chữ số 3 và chữ số ở hàng phần mười là chữ số 0 < 5.

Nên khi làm tròn đến hàng đơn vị, ta được số 215 783 ≠ 215 780.

Do đó ta loại đáp án C.

Đáp án D:

Chữ số ở hàng quy tròn của số 215 783 là chữ số 8.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 8 là 3 < 5.

Nên ta giữ nguyên chữ số 8 và thay chữ số ở hàng đơn vị bằng số 0.

Do đó khi làm tròn số 215 783 đến hàng chục, ta được số 215 780.

Do đó đáp án D đúng.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 16:

Làm tròn số 12 524 đến hàng trăm, ta được số:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chữ số ở hàng quy tròn của số 12 524 là chữ số 5.

Vì chữ số bên tay phải của chữ số 5 là 2 < 5.

Nên ta giữ nguyên chữ số 5 và thay chữ số ở hàng chục, hàng đơn vị bằng số 0.

Do đó khi làm tròn số 12 524 đến hàng trăm, ta được số 12 500.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 17:

Ước lượng kết quả của phép tính 5,914.(–20,682) ta được số nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Làm tròn đến hàng phần mười của mỗi số hạng, ta được:

5,914 ≈ 5,9 và –20,682 ≈ –20,7.

Lấy số thứ nhất đã được làm tròn trừ số thứ hai đã được làm tròn, ta được:

5,914.(–20,682) ≈ 5,9.(–20,7) = –122,13.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 5,914.(–20,682) là –122,13.

Do đó ta chọn đáp án B.


Câu 18:

Ước lượng kết quả của phép tính 62,5 : (–2,8) ta được số nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Làm tròn đến hàng đơn vị của mỗi thừa số, ta được:

62,5 ≈ 63 và –2,8 ≈ –3.

Lấy số thứ nhất đã được làm tròn trừ số thứ hai đã được làm tròn, ta được:

62,5 : (–2,8) ≈ 63.(–3) = –21.

Vậy ước lượng kết quả của phép tính 62,5 : (–2,8) là –21.

Do đó ta chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương