Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án
Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án
-
67 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em đã chơi bập bênh bao giờ chưa? Trong trò chơi này, người ta dùng một thanh gỗ dài gắn cố định trên một cái trục trên giá đỡ (H.8.35). Nếu hình dung thanh gỗ là một đoạn thẳng thì điểm đặt lên trục phải ở chính giữa đoạn thẳng đó.
Trong Hình học, điểm đó có ý nghĩa gì và làm thế nào để tìm nó?
Sau bài học này ta sẽ biết điểm đó được gọi là trung điểm của đoạn thẳng.
Cách xác định: lấy đoạn thẳng đã cho chia đôi, ta tìm được điểm chính giữa đó.
Câu 2:
Người ta dùng một thanh gỗ dài 3 m để làm bập bênh. Theo em, điểm gắn trục phải cách hai đầu thanh gỗ là bao nhiêu?
Điểm gắn trục phải nằm chính giữa thanh gỗ do đó điểm đó cách hai đầu thanh gỗ là : 3: 2 = 1,5 (m).
Vậy điểm gắn trục cách hai đầu thanh gỗ 1,5m.
Câu 3:
Một sợi dây dài 120 cm. Gấp đôi sợi dây lại để hai đầu sợi dây trùng nhau. Đánh dấu điểm A là chỗ bị gập (H.8.36). Khoảng cách từ điểm A đến mỗi đầu sợi dây là bao nhiêu?
Do sợi dây bị gập đôi và điểm A là chỗ bị gập nên khoảng cách điểm A đến mỗi đầu sợi dây là: 120: 2 = 60 (m).
Vậy khoảng cách từ điểm A đến mỗi đầu sợi dây là 60m.
Câu 4:
Một chiếc xe chạy với vận tốc không đổi trên một quãng đường thẳng dài 100 km từ vị trí A đến vị trí B hết 2 giờ.
Hỏi sau khi chạy được 1 giờ, xe rời xa vị trí A bao nhiêu kilômét, còn cách vị trí B bao nhiêu kilômét (H.8.37)?
Sau khi chạy được 1 giờ xe rời xa vị trí A:
100: 2 = 50 (km)
Sau khi chạy được 1 giờ, xe còn cách vị trí B là:
100 – 50 = 50 (km)
Vậy sau khi chạy được 1 giờ, xe rời xa vị trí A 50km và còn cách vị trí B 50km.
Câu 5:
Dùng thước thẳng có vạch chia, em hãy kiểm tra xem các điểm I, J, K trong Hình 8.39 có lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, CD, EF hay không.
Hình 8.39
+) Ta thấy I nằm giữa hai điểm A và B và sử dụng thước thẳng đo ta có IA = IB nên I là trung điểm của AB
+) Ta thấy J nằm giữa hai điểm C và D và sử dụng thước thẳng đo ta thấy độ dài đoạn thẳng JC không bằng độ dài đoạn thẳng JD nên J không là trung điểm của CD
+) Ta thấy K nằm giữa hai điểm E và F và sử dụng thước thẳng đo ta có độ dài đoạn thẳng KE không bằng độ dài đoạn thẳng KF nên K không là trung điểm của EF.
Câu 6:
Cho đoạn thẳng PQ dài 12 đơn vị. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng PQ và F là trung điểm của đoạn thẳng PE. Tính độ dài đoạn thẳng EF.
Vì E là trung điểm của đoạn thẳng PQ nên ta có:
PE = EQ = = 6 (đơn vị)
Vì F là trung điểm của đoạn thẳng PE nên ta có:
PF = EF = = 3 (đơn vị)
Vậy độ dài đoạn thẳng EF là 3 đơn vị.
Câu 7:
Vòng quay mặt trời trong một khu vui chơi có điểm cao nhất là 60 m, điểm thấp nhất là 6 m (so với mặt đất). Hỏi trục của vòng quay nằm ở độ cao nào?
Gọi D là điểm ở mặt đất, T là trục, M là điểm cao nhất, N là điểm thấp nhất như hình vẽ dưới, do vậy ta có MD = 60m; ND = 6m
Vì điểm N nằm giữa hai điểm M và D nên:
MN + ND = MD
MN = MD – ND
Thay số: MD = 60m; ND = 6m ta được:
MN = 60 – 6 = 54m
Vì trục là tâm nên T là trung điểm MD do đó:
MT = TN = = 27 (m)
Vì N nằm giữa hai điểm T và D nên: TN + ND = TD
Thay số: TN = 27m; ND = 6m, ta có: TD = 27 + 6 = 33 (m)
Vậy trục của vòng quay nằm ở độ cao 33m so với mặt đất.
Câu 8:
Cho hình vẽ sau:
a) Em hãy dùng thước thẳng để kiểm tra xem điểm E có phải là trung điểm của đoạn AC không.
b) Kiểm tra xem E còn là trung điểm của đoạn thẳng nào khác có các đầu mút là các điểm đã cho.
a) Sử dụng thước thẳng để đo ta thấy EA = EC
Vì E nằm giữa A và C mà AE = EC nên E là trung điểm của AC.
b)
Ta nhận thấy ba điểm B, E, D cùng nằm trên một đường thẳng nên chúng thẳng hàng.
Sử dụng thước thẳng để đo ta thấy: BE = DE
Vì E nằm giữa B và D mà BE = ED nên E là trung điểm của BD.
Câu 9:
Tính độ dài của đoạn thẳng AB nếu trung điểm I của đoạn thẳng AB nằm cách mút A một khoảng bằng 4,5 cm.
Vì trung điểm I của AB nằm cách mút A một khoảng 4,5 cm nên ta có:
AB = 4,5. 2 = 9 (cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng AB dài 9cm.
Câu 10:
Cho hình vẽ sau. Biết C là trung điểm của đoạn thẳng AB, D là trung điểm của đoạn thẳng AC. Biết rằng CD = 2 cm, hãy tính độ dài đoạn thẳng AB.
Vì D là trung điểm của đoạn thẳng AC nên ta có:
AC = DC. 2 = 2. 2 = 4 (cm)
Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB nên ta có:
AB = AC. 2 = 4. 2 = 8 (cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng AB dài 8cm.
Câu 11:
Giả sử em có một cây gậy và muốn tìm điểm chính giữa của cây gậy đó. Em sẽ làm thế nào:
a) Dùng thước đo độ dài;
b) Chỉ dùng một sợi dây đủ dài.
a) Dùng thước đo độ dài tìm điểm chính giữa của cây gậy ta làm như sau:
- Dùng thước đo độ dài của cây gậy.
- Lấy kết quả đo đó chia đôi, ta được khoảng cách từ trung điểm cây gậy đến các đầu mút của cây gậy.
- Dùng thước đo lại với khoảng cách vừa tìm được ta xác định được trung điểm của cây gậy.
b) Dùng sợi dây để tìm điểm chính giữa của cây gậy ta làm như sau:
- Ta đặt sợi dây sao cho thu được một đoạn bằng độ dài của cây gậy
- Ta gập đoạn sợi dây đó lại sao cho hai đầu sợi dây trùng nhau. Nếp gập cắt sợi dây thành hai phần bằng nhau.
Sau đó ta đặt sợi dây vừa gập lên cây gậy ta sẽ tìm được điểm chia cây gậy thành hai phần bằng nhau đó chính là trung điểm của cây gậy.