Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên có đáp án

  • 78 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các dãy số sau đây, dãy nào sắp xếp theo thứ tự giảm dần:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có 6 721 > 1 235 > 985 > 723 > 456.


Câu 2:

Kí hiệu nghĩa là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Kí hiệu nghĩa là a nhỏ hơn hoặc bằng b.


Câu 3:

Cho trục số sau. Điểm D trên trục số biểu diễn cho số tự nhiên nào?

Bài tập trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án B

Trên trục số điểm D biểu diễn cho số 4.


Câu 4:

Cho hai số tự nhiên m = 12 036 và n= 12 134. Chọn đáp án đúng.

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có 12 036 < 12 134 nên m < n


Câu 5:

Cho số tự nhiên x, thỏa mãn 120 < x < 122.

Xem đáp án

Đáp án B

Vì x là số tự nhiên thỏa mãn 120 < x < 122 nên x = 121.


Câu 6:

Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí kiệu “<” để mô tả thứ tự của ba số a, b và c.

Xem đáp án

Đáp án A

Vì b nằm giữa a và c nên ta có hai trường hợp:

a < b < c hoặc c < b < a.

Mà a là số nhỏ nhất nên a < b < c


Câu 7:

Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 1 029; 872; 2 304; 12 340; 756.

Xem đáp án

Đáp án C

Các số theo thứ tự giảm dần là: 12 340; 2 304; 1 029; 872; 756.


Câu 8:

Liệt kê các phần tử của tập hợp sau: M = {xN| 10x < 15}.

Xem đáp án

Đáp án B

Tập hợp M gồm các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 15 là:

M = {10; 11; 12; 13; 14}.


Câu 9:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

I)  1999 > 2003;

II) 100 000 là số tự nhiên lớn nhất;

III) 5 ≤ 5;

V) Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất.

Xem đáp án

Đáp án C

I) Ta thấy 1 999 nằm ở bên trái điểm 2003 nên 1999 < 2003. Do đó khẳng định 1999 > 2003 là sai.

II) Ta có: 100 001 > 100 000 

Mà 100 001 cũng là một số tự nhiên

Nên khẳng định 100 000 là số tự nhiên lớn nhất là sai.

III) Ta có 5 = 5 nên khẳng định 5 5 là đúng.

IV) Ta có 0 < 1 

Mà 0 cũng là một số tự nhiên

Nên khẳng định 1 là số tự nhiên nhỏ nhất là sai.


Câu 10:

Cho tập hợp K = { x ∈ N* | x ≤ 3}. Chọn đáp án đúng.

Xem đáp án

Đáp án C

Tập hợp K bao gồm các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 nên K = .

Do đó 3 ∈ K.


Câu 12:

Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều;

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số tiền thu được của buổi sáng là a;

Số tiền thu được vào buổi chiều là b;

Số tiền thu được vào buổi tối là c.

Ta có số tiền buổi sáng thu được lớn nhiều hơn số tiền thu được vào buổi chiều nên a > b;

Ta có số tiền thu được vào buổi tối ít hơn số tiền thu được vào buổi chiều nên c < b.

Theo tính chất bắc cầu ta có: a > b > c. Suy ra a > c.

Vậy số tiền thu được buổi sáng nhiều hơn số tiền thu được buổi tối.


Câu 13:

Mỗi khi có trận bóng đá hay, người dân lại xếp hàng dài chờ mua vẽ. Nhìn dòng người xếp hàng một, rất dài, Hà tự hỏi: dòng người xếp hàng ấy và dãy số tự nhiên đang học có gì giống nhau nhỉ?

Xem đáp án

Ta nhận thấy dòng người đang xếp hàng dài ấy giống với thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. 

Khi xếp hàng thì có người đứng trước, người đứng sau, giống như trong tập hợp số tự nhiên có số liền trước và số liền sau,…


Câu 14:

Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm trên trái, điểm nào nằm bên phải điểm kia?

Xem đáp án

Hoạt động 1 trang 13 Toán lớp 6 Tập 1

Dựa vào tia số ta nhận thấy: 

+) Do 5 < 8 điểm 5 nằm bên trái điểm 8;

+) Do 8 > 5 điểm 8 nằm bên phải điểm 5.


Câu 15:

Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8?

Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên phải điểm 8?

Xem đáp án

Hoạt động 1 trang 13 Toán lớp 6 Tập 1

Điểm biểu diễn số tự nhiên 7 (điểm 7) nằm ngay bên trái điểm 8.

Điểm biểu diễn số tự nhiên 9 (điểm 9) nằm ngay bên phải điểm 8.


Câu 16:

Cho n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7. Theo em, điểm n nằm bên trái hay bên phải điểm 7?

Xem đáp án

Vì n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7 hay n < 7 nên điểm n nằm bên trái điểm 7.


Câu 17:

a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau đây, dùng kí hiệu “<” hay “>” để viết kết quả: m = 12 036 001 và n = 12 035 987.

b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước?

Xem đáp án

a) Ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải, nhận thấy ở hàng chục triệu, triệu, trăm nghìn, chục nghìn có các chữ số giống nhau, nhưng ở hàng nghìn ta thấy 6 > 5 nên 12 036 001 > 12 035 987 do đó m > n.

b) Vì m > n hay n < m nên trên tia số (nằm ngang) điểm n nằm trước điểm m.


Câu 18:

Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều;

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.

Xem đáp án

Gọi số tiền cửa hàng đó thu được vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối lần lượt là a, b, c (a, b, c là các số tự nhiên)

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều nên a > b (1)

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều nên c < b hay b > c (2)

Theo tính chất bắc cầu: vì a > b (theo 1), b > c (theo 2) nên a > c. Do đó số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối.

Vậy số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối.


Câu 19:

Trong các số: 3; 5; 8; 9, số nào thuộc tập hợp A = {x ∈ ℕ | x ≥ 5}, số nào thuộc tập hợp B = {x ∈ ℕ | x ≤ 5}?

Xem đáp án

+) Vì A = {x ∈ ℕ | x  5} nên tập hợp A là những số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 5.

Do đó trong các số đã cho, các số thuộc tập hợp A là: 5; 8; 9.

+) Vì B = {x ∈ ℕ | x  5} nên tập hợp B là tập hợp những số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 5.

Do đó trong các số đã cho, các số thuộc tập hợp B là: 3; 5.


Câu 20:

Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

Xem đáp án

Số liền trước của số 3532 là: 3531

Số liền sau của số 3532 là: 3533

Số liền trước của số 3529 là: 3528

Số liền sau của số 3529 là: 3530

Ta thu được 6 số tự nhiên là:

3532; 3531; 3533; 3528; 3529; 3530

Vì 3528 < 3529 < 3530 < 3531 < 3532 < 3533

Sáu số trên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

3528; 3529; 3530; 3531; 3532; 3533.


Câu 21:

Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu "<" để mô tả thứ tự của ba số a, b, c. Cho ví dụ bằng số cụ thể.

Xem đáp án

Vì số a nhỏ nhất nên điểm a nằm bên trái hai điểm b và c.

Mà điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên điểm b nằm bên trái điểm c

Do đó b < c

Vì a bé nhất nên ta có a < b < c

* Ví dụ: a = 5; b = 7; c = 8 thỏa mãn a < b < c (do 5 < 7 < 8)

Số 5 bé nhất và điểm 7 nằm giữa hai điểm 5 và 8 trên tia số.


Câu 22:

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) M = {x ∈ ℕ | 10x<15}

b) K = {x ∈ ℕ* | x3}

c) L = {x ∈ ℕ | x3}

Xem đáp án

a) M = {x ∈ ℕ | 10x<15}

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng ở trên, ta thấy M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 15, đó là các số: 10; 11; 12; 13; 14.

Vậy bằng cách cách liệt kê các phần tử, ta có: M = {10; 11; 12; 13; 14}.

b) K = {x ∈ ℕ* | x3}

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng ở trên, ta thấy K là tập hợp các số tự nhiên x khác 0 (do x ∈ ℕ*) thỏa mãn x nhỏ hơn hoặc bằng 3, do đó x là các số: 1; 2; 3.

Vậy bằng cách cách liệt kê các phần tử, ta có: K = {1; 2; 3}.

c) L = {x ∈ ℕ |x3}

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng ở trên, ta thấy L là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 3, đó là các số: 0; 1; 2; 3.

Do đó bằng cách cách liệt kê các phần tử, ta có: L = {0; 1; 2; 3}.


Câu 23:

Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150cm, bạn Bắc cao 153cm, bạn Cường cao 148cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như nào cho đúng?

Xem đáp án

Vì cách đặt tên các điểm được đánh dấu tương tự như việc đặt tên các điểm trên tia số.

Chiều cao của các bạn theo thứ tự tăng dần là 148cm, 150cm, 153cm (do 148 < 150 < 153) ứng với chiều cao của Cường, An và Bắc

Do vậy cần đánh dấu các điểm theo thứ tự từ dưới lên là C, A, B.

Vì thế mà Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B


Câu 24:

Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 2 567 và 3 012 để được sáu số tự nhiên và sắp xếp sáu số đó theo thứ tự giảm dần.

Xem đáp án

Số liền trước 2 567 là: 2 566;

Số liền sau 2 567 là: 2 568;

Số liền trước 3 012 là: 3 011;

Số liền sau 3 012 là 3 013;

Sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là: 3 013; 3 012; 3 011; 2 568; 2 567; 2 566.

+ Kí hiệu ""  và ""

Ta còn dùng kí hiệu a  b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b”) để nói “a < b hoặc a = b”.

Ta còn dùng kí hiệu a  b (đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) để nói “a > b hoặc a = b”.

Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a  b và b c thì a c .


Câu 25:

Cho tập hợp A = {x ∈ N* | x 14}. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.

Xem đáp án

Các số tự nhiên khác không nhỏ hơn hoặc bằng 14 là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14.

A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14} .


Câu 26:

Điền các số thích hợp vào chỗ trống để được dãy các số tự nhiên liên tiếp:

a) …….; 102; ………;

b) 2 045; ………; ………;

c) ……; 17; …….; ………

Xem đáp án

a) Số liền trước của 102 là 101, số liền sau của 102 là 103. Nên ta có: 101; 102; 103.

b) Số liền sau của 2 045 là 2 046, số liền sau của 2 046 là 2 047. Nên ta có: 2 045; 2 046; 2 047.

c) Số liền trước của 17 là 16, số liền sau của 17 là 18, số liền sau của 18 là 19. Nên ta có: 16; 17; 18; 19.


Câu 27:

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) M = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 15} 

b) N = {x ∈ N* | x ≤ 3};

c) L = {x ∈ N | x ≤ 3}.

Xem đáp án

a) Các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 nhỏ hơn 15 là: 10; 11; 12; 13; 14.

Theo cách liệt kê, ta viết: M = {10; 11; 12; 13; 14}.

b) Các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 là: 1; 2; 3.

Theo cách liệt kê, ta viết: N = N = {1; 2; 3} .

c) Các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 3 là: 0; 1; 2; 3.

Theo cách liệt kê, ta viết: L = {0; 1; 2; 3}..


Câu 28:

Số liền trước và số liền sau của 180 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Số liền trước của 180 là 179, số liền sau của 180 là 181.


Câu 29:

Trong hai số tự nhiên a và b, nếu a nhỏ hơn b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong hai số tự nhiên a và b, nếu a nhỏ hơn b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm ở bên trái điểm b.


Câu 30:

Nếu a < b và b < c thì:

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu a < b, b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).


Câu 31:

Trục số biểu diễn điểm 3 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Biểu diễn điểm 3 trên trục số, điểm 3 sẽ dịch về bên phải số 0 ba vạch.

Bài tập trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức


Câu 32:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số tự nhiên liên tiếp: 10 024; …….; ……….

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có 10 024 là số đầu tiên trong dãy ba số tự nhiên tiếp nên hai số tự nhiên liền sau lần lượt là 10 025; 10 026.


Bắt đầu thi ngay