Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 2: Cách ghi số tự nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 2: Cách ghi số tự nhiên có đáp án

  • 74 lượt thi

  • 38 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong lịch sử loài người, số tự nhiên bắt nguồn từ nhu cầu đếm và có từ rất sớm. Nhưng trải qua nhiều thế kỉ người ta mới có được cách ghi số tự nhiên như ngày nay, vừa dễ đọc, vừa sử dụng thuận tiện trong khoa học. Cách ghi số tự nhiên đó như thế nào?

Xem đáp án

Ngày nay, chúng ta thường ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, viết bằng số La Mã và ghi số tự nhiên trong hệ nhị phân với ngành khoa học máy tính. Để hiểu cụ thể hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học này.


Câu 2:

Chỉ dùng ba chữ số 0; 1 và 2, hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số, mỗi chữ số chỉ viết một lần.

Xem đáp án

Chữ số hàng trăm của một số tự nhiên có ba chữ số phải khác 0.

Do đó ta chỉ có thể chọn 1 hoặc 2 làm chữ số hàng trăm.

– Với chữ số hàng trăm bằng 1 ta có các số: 102; 120.

– Với chữ số hàng trăm bằng 2 ta có các số: 201; 210.

Vậy ta viết được 4 số có ba chữ số khác nhau từ các chữ số 0; 1; 2 là 102; 120; 201 ; 210.


Câu 3:

Trong số 32 019, ta thấy:

“Chữ số 2 nằm ở hàng nghìn và có giá trị bằng 2 x 1 000 = 2 000”

Hãy phát biểu theo mẫu câu đó đối với các chữ số còn lại.

Xem đáp án

Chữ số 3 nằm ở hàng chục nghìn và có giá trị bằng 3 x 10 000 = 30 000

Chữ số 0 nằm ở hàng trăm và có giá trị bằng 0 x 100 = 0

Chữ số 1 nằm ở hàng chục và có giá trị bằng 1 x 10 = 10

Chữ số 9 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị bằng 9 x 1 = 9.


Câu 4:

Viết số 32 019 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Xem đáp án

Số 32 019 được biểu diễn thành tổng giá trị các chữ số của nó là:

32 019 = 3 x 10 000 + 2 x 1 000 + 0 x 100 + 1 x 10 + 9 x 1 


Câu 5:

Viết số 34 604 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Xem đáp án

Số 34 604 được biểu diễn thành tổng giá trị các chữ số của nó là:

34 604 = 3 x 10 000 + 4 x 1 000 + 6 x 100 + 0 x 10 + 4


Câu 6:

Vận dụng trang 10 Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Bác Hoa đi chợ. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) 1 nghìn (1 000) đồng, loại 10 nghìn (10 000) đồng và loại 100 nghìn (100 000) đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 492 nghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền, bác mang theo không quá 9 tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa?

Xem đáp án

Vì bác Hoa chỉ mang ba loại tiền có mệnh giá tròn nghìn, chục nghìn, trăm nghìn và mỗi loại bác mang theo không quá 9 tờ nên ta biểu diễn 492 nghìn là:

492 000 = 4 x 100 000 + 9 x 10 000 + 2 x 1 000

Vậy để người bán hàng không phải trả lại tiền thừa thì số tờ tiền mỗi loại bác phải trả là: 4 tờ loại 100 nghìn (100 000) đồng; 9 tờ 10 nghìn (10 000) đồng và 2 tờ loại 1 nghìn (1 000) đồng.


Câu 7:

a) Viết các số 14 và 27 bằng số La Mã

b) Đọc các số La Mã XVI, XXII

Xem đáp án

a) 14 = 10 + 4

Có: X = 10; IV = 4 nên 14 viết là XIV

+) 27 = 20 + 5 + 2 = 10 + 10 + 5 + 2 

Có: X = 10; V = 5, II = 2 nên viết 27 là XXVII

b) Ta có: XVI có hai thành phần là X, VI tương ứng với các giá trị 10, 6. Do đó XVI biểu diễn số 16 nên được đọc là: Mười sáu

XXII có ba thành phần là X, X, II tương ứng với các giá trị 10, 10, 2. Do đó XXII biểu diễn số 22 nên được đọc là: Hai mươi hai.


Câu 8:

Sử dụng 7 que tính, em xếp được những số La Mã nào?

Xem đáp án

Ta có bảng giá trị của mỗi thành phần là:

Thử thách nhỏ trang 11 Toán lớp 6

Sử dụng 7 que tính sẽ xếp được các số La Mã là: XVIII (18); XXIII (23); XXIV (24); XXVI (26); XXIX (29). Mở rộng ta có thêm số XXXI (31).


Câu 9:

Cho các số: 27 501; 106 712; 7 110 385; 2 915 404 267 (viết trong hệ thập phân)

a) Đọc mỗi số đã cho

b) Chữ số 7 trong mỗi số đã cho có giá trị bằng bao nhiêu

Xem đáp án

a) Đọc các số đã cho

27 501: Hai mươi bảy nghìn năm trăm linh một

106 712: Một trăm linh sáu nghìn bảy trăm mười hai

7 110 385: Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi lăm

2 915 404 267: Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm linh bốn nghìn hai trăm sáu mươi bảy. Hoặc em có thể đọc là: Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm linh tư nghìn hai trăm sáu mươi bảy. 

b) 27 501: chữ số 7 nằm ở hàng nghìn và có giá trị là 7 x 1 000 = 7 000

106 712: chữ số 7 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 7 x 100 = 700

7 110 385: chữ số 7 nằm ở hàng triệu và có giá trị là 7 x 1 000 000 = 7 000 000

2 915 404 267: chữ số 7 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 7 x 1 = 7.


Câu 10:

Chữ số 4 đứng ở hàng nào trong một số tự nhiên nếu nó có giá trị bằng:

a) 400          b) 40         c) 4.

Xem đáp án

a) Vì 400 = 4 x 100 nên chữ số 4 có giá trị bằng 400 khi nó đứng ở hàng trăm.

b) Vì 40 = 4 x 10 nên chữ số 4 có giá trị bằng 40 khi nó đứng ở hàng chục.

c) Vì 4 = 4 x 1 nên chữ số 4 có giá trị bằng 4 khi nó đứng ở hàng đơn vị.


Câu 11:

Đọc các số La Mã XIV; XVI; XXIII.

Xem đáp án

+) Số XIV có hai thành phần là X, IV tương ứng với các giá trị 10, 4. Do đó XVI biểu diễn số 14 nên được đọc là: Mười bốn

+) Số XVI có hai thành phần là X, VI tương ứng với các giá trị 10, 6. Do đó XVI biểu diễn số 16 nên được đọc là: Mười sáu

+) Số XXIII có ba thành phần là X, X, III tương ứng với các giá trị 10, 10, 3. Do đó XXIII biểu diễn số 23 nên được đọc là: Hai mươi ba.


Câu 12:

Viết các số sau bằng số La Mã: 18; 25

Xem đáp án

+) 18 = 10 + 5 + 3

Có: X = 10; V = 5, III = 3 nên 18 viết là XVIII

+) 25 = 10 + 10 + 5

Có: X = 10; V = 5 nên 25 viết là XXV.


Câu 13:

Một số tự nhiên được viết bởi ba chữ số 0 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau. Đó là số nào?

Xem đáp án

Vì số 0 không thể đứng đầu của số tự nhiên và số tự nhiên được viết bởi ba chữ số 0 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau nên số cần tìm là 909 090.


Câu 14:

Dùng các chữ số 0, 3 và 5, viết một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số 5 có giá trị là 50.

Xem đáp án

Chữ số 5 có giá trị là 50 nên nó ở hàng chục.

Số 0 không thể đứng đầu nên chữ số 3 ở hàng trăm và chữ số 0 ở hàng đơn vị.

Vậy số cần tìm là 350.


Câu 15:

Trong một cửa hàng bánh kẹo, người ta đóng gói kẹo thành các loại: mỗi gói có 10 cái kẹo; mỗi hộp có 10 gói; mỗi thùng có 10 hộp. Một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo. Hỏi người đó đã mua tất cả bao nhiêu cái kẹo?

Xem đáp án

Vì mỗi gói kẹo có 10 cái kẹo; mỗi hộp có 10 gói nên số cái kẹo có trong 1 hộp là: 

10 x 10 = 100 (cái kẹo)

Một thùng có 10 hộp nên số cái kẹo có trong 1 thùng là:

100 x 10 = 1 000 (cái kẹo)

9 thùng có số cái kẹo là:

1 000 x 9 = 9 000 (cái kẹo)

9 hộp có số cái kẹo là:

100 x 9 = 900 (cái kẹo)

9 gói kẹo có số cái kẹo là:

10 x 9 = 90 (cái kẹo)

Người đó đã mua tất cả số cái kẹo là:

9 000 + 900 + 90 = 9 990 (cái kẹo)

Vậy người đó mua tất cả 9 990 cái kẹo.


Câu 16:

Hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau chỉ dùng 3 chữ số 0; 3; 5. Đọc mỗi số đã viết được.

Xem đáp án

Các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau từ ba số 0; 3; 5 là:

305; 350; 503; 530.

Cách đọc:

305: ba trăm linh năm;

350: ba trăm năm mươi;

503: năm trăm linh ba;

530: năm trăm ba mươi.

+ Mỗi số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó. Chẳng hạn như số có ba chữ sốCách ghi số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức(a, b, c ∈ N) được viết dưới dạng tổng giá trị các chữ số của nó như sau:Cách ghi số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức= a x 100 + b x 10 + c


Câu 17:

a) Viết sô 32009 thành tổng các chữ số của chúng.

b) Cho số 1256934, chữ số 5 trong số đã cho nằm ở hàng nào và có giá trị bao nhiêu?

Xem đáp án

a) 32009 = 3 x 10000 + 2 x 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 9.

b) Chữ số 5 trong số đã cho nằm ở hàng chục nghìn và có giá trị .


Câu 18:

a) Viết các số 17; 23 và 8 bằng số La Mã.

b) Đọc các số La Mã XXIX, XIV, VII.

Xem đáp án

a) Số La Mã biểu diễn cho số 17 là: XVII;

Số La Mã biểu diễn cho số 23 là: XXIII;

Số La Mã biểu diễn cho số 8 là: VIII.

b) Đọc:

XXIX: Hai mươi chín;

XIV: Mười bốn;

VII: Bảy.


Câu 20:

Chữ số 3 đứng ở hàng nào trong một số tự nhiên nếu nó có giá trị:

a) 30 000 000;

b) 300.

Xem đáp án

a) Nếu chữ số 3 có giá trị 30 000 000 thì nó đang đứng ở hàng chục triệu.

b) Nếu chữ số 3 có giá trị 300 thì nó đnag đứng ở hàng trăm.


Câu 21:

Đọc các số La Mã sau: XVIII, XX, XXI.

Xem đáp án

XVIII: Mười tám;

XX: Hai mươi;

XXI: Hai mươi mốt.


Câu 22:

Trong số 43 256 chữ số 3 nằm ở hàng nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số 43 256 số 3 nằm ở hàng nghìn.


Câu 23:

Số La Mã IV biểu diễn cho số tự nhiên:

Xem đáp án

Đáp án A

Số La Mã IV biểu diễn cho số 4.


Câu 24:

Nêu cách đọc số 123 875.

Xem đáp án

Đáp án B

Cách đọc số 123 875 là: Một trăm hai mươi ba nghìn tám trăm bảy mươi lăm.


Câu 25:

Cho số 8 763. Số chục của số này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số 8 763 số chục là 8 760.


Câu 26:

Chữ số 7 trong số 7 110 385 có giá trị là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Chữ số 7 trong số 7 110 385 nằm ở hàng triệu và có giá trị là 7 x 1000 000 = 7 000 000.


Câu 27:

Viết số 27 bằng số La Mã.

Xem đáp án

Đáp án B

Chữ số La Mã biểu diễn cho số 27 là XXVII.


Câu 28:

Trong các số sau: 11 191; 280 901; 12 009 020; 9 126 345. Số nào số 9 ở hàng nghìn.

Xem đáp án

Đáp án C

- Số 11 191, chữ số 9 nằm ở hàng chục.

- Số 280 901, chữ số 9 nằm ở hàng trăm.

- Số 12 009 020, chữ số 9 nằm ở hàng nghìn.

- Số 9 126 345, chữ số 9 nằm ở hàng triệu.


Câu 29:

Hai mươi chín nghìn sáu trăm linh ba là số nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Hai mươi chin nghìn sáu trăm linh ba là số: 29 603.


Câu 30:

Biểu diễn các chữ số La Mã: XXI, XXII, XIX bằng các số tự nhiên lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

XXI biểu diễn cho số 21;

XXII biểu diễn cho số 22;

XIX biểu diễn cho số 19.


Câu 31:

Cho số 23 473 872. Số triệu của số này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Số triệu của số 23 473 872 là 23 000 000.


Câu 32:

Viết số 43 406 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Xem đáp án

Đáp án C

Số 43 406 được viết thành tổng giá trị các chữ số của nó là: 

43 406 = 4x10 000 + 3x1 000 + 4x100 + 0x10 + 6.


Câu 34:

Một số tự nhiên có 6 chữ số được viết bởi ba chữ số 0 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau. Đó là số nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Số tự nhiên có sáu chữ số từ ba số 0 và ba số 9.

Nếu số 0 nằm ở chữ số đầu tiên thì ta chỉ có số có 5 chữ số. Do đó số đầu tiên phải là số 9.

Vì 0 và 9 nằm xen kẽ nhau nên số cần viết là 909 090.


Câu 35:

Chỉ dùng bốn chữ số 0; 2; 3. Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số mà mỗi chữ số chỉ viết một lần.

Xem đáp án

Đáp án B

Vì số 0 không thể năm ở hàng trăm nên chữ số hàng trăm chỉ có thể là 2 hoặc 3. Do đó ta có tất cả các số tự nhiên có ba chữ số được lập từ ba chữ số 0; 2 và 3 là

203; 230; 302; 320.


Câu 36:

Dùng các chữ số 0; 3; 5, viết một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số 5 có giá trị 50.

Xem đáp án

Đáp án A

Vì chữ số 5 có giá trị 50 nghĩa là chữ số 5 ở hàng chục.

Còn chữ số hàng trăm không thể bằng 0 nên chữ số hàng trăm là chữ số 3.

Còn lại chữ số hàng đơn vị là 0.

Vậy số cần tìm là 350.


Câu 37:

Trong một cửa hàng bánh kẹo, người ta đóng gói kẹo thành các loại: mỗi gói có 10 cái kẹo; mỗi hộp có 10 gói; mỗi thùng có 10 hộp. Một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo. Hỏi người đó đã mua tất cả bao nhiêu cái kẹo?

Xem đáp án

Đáp án D

Mỗi thùng có số cái kẹo là: 10x10x10 = 1000.

Mỗi hộp có số kẹo là: 10x10 = 100.

Một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo thì người đó đã mua được:

9x1000 + 9x100 + 9x10 = 9 990 (cái kẹo).

Vậy người đó đã mua được tất cả 9 990 cái kẹo.


Câu 38:

Bác Hoa đi chợ. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) 1 nghìn (1 000) đồng, loại 10 nghìn (10 000) đồng và loại 100 nghìn (100 000) đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 492 nghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền, bác mang theo không quá 9 tờ thì bác phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa.

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: 492 = 4.100 + 9.10 + 2.

Bác Hoa trả 4 tờ 100 nghìn đồng, 9 tờ 10 nghìn đồng và 2 tờ 1 nghìn thì người bán không phải trả lại tiền thừa.


Bắt đầu thi ngay