Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc có đáp án
Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc có đáp án
-
67 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó:
(-23) – 15 – (-23) + 5 + (-10).
(-23) – 15 – (-23) + 5 + (-10)
= - 23 – 15 + 23 + 5 – 10
= (-23 + 23) + (-15 + 5 - 10)
= 0 + ( -10 - 10 )
= 0 + ( -20) = 0 – 20 = -20.
Câu 2:
Tính và so sánh kết quả của:
a) 4 + (12 – 15) và 4 + 12 – 15;
b) 4 – (12 – 15) và 4 – 12 + 15.
a) Ta có: 4 + (12 - 15) = 4 + (- 3) = 4 – 3 = 1
4 + 12 - 15 = 16 - 15 = 1
Vì 1 = 1 nên 4 + (12 - 15) = 4 + 12 - 15
Vậy 4 + (12 - 15) = 4 + 12 - 15.
b) Ta có: 4 - (12 - 15) = 4 – [- (15 – 12)] = 4 – (- 3) = 4 + 3 = 7
4 - 12 + 15 = - (12 – 4) + 15 = (- 8) + 15 = 15 – 8 = 7
Vì 7 = 7 nên 4 – (12 – 15) = 4 – 12 + 15.=
Câu 3:
Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.
Nhận xét:
+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " + " đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc được giữ nguyên.
+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc thay đổi: dấu " + " đổi thành " - " và dấu " - " đổi thành " + ".
Câu 4:
Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:
a) (-385 + 210) + (385 - 217);
b) (72 - 1 956) - (-1 956 + 28).
a) (-385 + 210) + (385 - 217)
= - 385 + 210 + 385 - 217 (bỏ ngoặc tròn)
= (- 385 + 385) – (217 – 210)
= 0 – 7 = - 7
b) (72 - 1 956) - (-1 956 + 28)
= 72 - 1 956 + 1 956 - 28 (bỏ ngoặc tròn)
= (1 956 – 1 956) + (72 – 28)
= 0 + 44 = 44
Câu 5:
Tính một cách hợp lí:
a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17;
b) (35 – 17) – (25 - 7 + 22).
a) 12 + 13 + 14 - 15 - 16 - 17
= (12 - 15) + (13 - 16) + (14 - 17)
= (-3) + (-3) + (-3)
= - (3 + 3 + 3) = - 9
b) (35 - 17) - (25 - 7 + 22)
= 35 - 17 -25 + 7 - 22
= (35 - 25) - (17 - 7) – 22
= 10 - 10 – 22
= 0 – 22 = - 22.
Câu 6:
Cho bảng 3 x 3 vuông như Hình 3. 17.
a) Biết rằng tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0. Tính tổng các số trong bảng đó.
b) Hãy thay các chữ cái trong bảng bởi số thích hợp sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0
a) Vì tổng các số trong mỗi hàng bằng 0 nên:
a + (-2) + (-1) = 0 hay a – 2 - 1 = 0 (1)
(-4) + b + c = 0 (2)
d + e + g = 0 (3)
Cộng vế với vế của (1), (2) và (3) ta được:
a + (– 2) + (– 1) + (-4) + b + c + d + e + g = 0 + 0 + 0 = 0
Vậy tổng tất cả các số trong bảng đó bằng 0.
b) Vì a – 2 - 1 = 0 (theo (1)) nên a – 3 = 0 hay a = 3
Vì tổng các số trong hàng dọc bằng 0 nên a + (-4) + d = 0 (4)
Thay a = 3 vào (4) ta được:
3 + (-4) + d = 0
3 – 4 + d = 0
-1 + d = 0
d = 0 + 1
d = 1
Vì tổng các số trong đường chéo bằng 0 nên d + b + (-1) = 0 (5)
Thay d = 1 vào (5) ta được:
1 + b + (-1) = 0
b = 0
Vì tổng các số trong hàng ngang bằng 0 nên (-4) + b + c = 0(6)
Thay b = 0 vào (6) ta được:
(-4) + 0 + c = 0
c – 4 = 0
c = 0 + 4 = 4
Vì tổng các số trong đường chéo bằng 0 nên a + b + g = 0 (7)
Thay a = 3, b = 0 vào (7) ta được:
3 + 0 + g = 0
g + 3 = 0
g = 0 – 3 = -3
Vì tổng các số trong hàng dọc bằng 0 nên -2 + b + e = 0 (8)
Thay b = 0 vào 8 ta được:
-2 + 0 + e = 0
e – 2 = 0
e = 0 + 2 = 2
Vậy a = 3; b = 0; c = 4; d = 1; e = 2; g = -3.
Câu 7:
Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:
a) - 321 + (-29) - 142 - (-72)
b) 214 - (-36) + (-305).
a) - 321 + (-29) - 142 - (-72)
= - 321 - 29 - 142 + 72
= - (321 + 29) – (142 – 72)
= - 350 – 70
= - (350 + 70) = - 420
b) 214 - (-36) + (-305)
= 214 + 36 – 305
= 250 – 305
= - (305 – 250) = -55.
Câu 8:
Tính một cách hợp lí:
a) 21 - 22 + 23 - 24;
b) 125 - (115 - 99).
a) 21 - 22 + 23 - 24
= (21 - 22) + (23 - 24)
= (-1) + (-1)
= - (1 + 1) = -2.
b) 125 - (115 - 99)
= 125 - 115 + 99
= (125 - 115) + 99
= 10 + 99 = 109.
Câu 9:
Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (56 - 27) - (11 + 28 - 16);
b) 28 + (19 - 28) - (32 - 57).
a) (56 - 27) - (11 + 28 - 16)
= 56 - 27 - 11 - 28 + 16
= (56 + 16) – (27 + 11 + 28)
= 72 – (38 + 28)
= 72 – 66 = 6
b) 28 + (19 - 28) - (32 - 57)
= 28 + 19 – 28 – 32 + 57
= (28 – 28) + (19 + 57) – 32
= 0 + 76 – 32
= 76 - 32 = 44
Câu 10:
Tính một cách hợp lí:
a) 232 - (581 + 132 - 331);
b) [12 + (-57)] - [- 57 - (-12)].
a) 232 - (581 + 132 - 331)
= 232 - 581 - 132 + 331
= (232 - 132) - (581 - 331)
= 100 - 250
= - (250 – 100) = - 150
b) [12 + (-57)] - [- 57 - (-12)]
= (12 – 57) – (- 57 + 12)
= 12 - 57 + 57 - 12
= (12 – 12) + (57 – 57)
= 0 + 0 = 0
Câu 11:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (23 + x) - (56 - x) với x = 7;
b) 25 - x - (29 + y - 8) với x = 13, y = 11.
a) Với x = 7
(23 + x) - (56 - x) = (23 + 7) - (56 - 7) = 30 – 49 = - (49 – 30) = - 19
b) Với x = 13, y = 11
25 - x - (29 + y - 8) = 25 - 13 - (29 + 11 - 8) = 25 – 13 – 29 – 11 + 8
= (25 + 8) – (29 + 11 + 13) = 33 – (40 + 13) = 33 – 53 = - (53 – 33) = -20
Câu 12:
Tính:
a) (-2) - (-8);
b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).
a) (-2) - (-8) = -2 + 8 = 8 – 2 = 6;
b) 3 + (-9) + (-4) – (-11) = 3 – 9 – 4 + 11 = - 6 – 4 + 11 = - 10 + 11 = 1.
Câu 13:
Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:
a) 232 – (581 + 132 – 331);
b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16);
c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)];
d) -321 + (-29) – 142 – (-72).
a) 232 – (581 + 132 – 331)
= 232 – 581 - 132 + 331
= (232 – 132) + (-581 + 331)
= 100 + (-250)
= - (250 – 100) = - 150.
b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)
= 56 – 27 – 11 – 28 + 16
= 29 – 11 – 28 + 16
= 18 – 28 + 16
= -10 + 16 = 6
c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)]
= 24 + (-37) + 37 – 24
= (24 – 24) + [(-37) + 37]
= 0 + 0 = 0
d) -321 + (-29) – 142 – (-72)
= - 321 + (-29) -142 + 72
= - 250 – 142 + 72
= -392 + 72 = -320
Câu 14:
Tính giá trị của biểu thức:
a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84);
b) 39 – (298 – 89) + 299.
a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84)
= 27 + 86 – 29 + 5 – 84
= 113 – 29 + 5 – 84
= 84 + 5 – 84
= 89 – 84 = 5
b) 39 – (298 – 89) + 299
= 39 – 298 + 89 + 299
= - 259 + 89 + 299
= -170 + 299 = 129
Câu 15:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7;
b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11.
a) (23 + x) – (56 – x)
= 23 + x – 56 + x
= (23 – 56) + (x + x)
= (-33) + 2x
Thay x = 7 vào biểu thức trên, ta được:
(-33) + 2.7 = (-33) + 14 = - (33 – 14) = - 19.
b) 25 – x – (29 + y – 8)
= 25 – x – 29 – y + 8
= (25 – 29 + 8) – x – y
= 4 – x – y
Thay x = 13, y = 11 vào biểu thức trên ta được:
4 – 13 – 11 = - 9 – 11 = - (9 + 11) = -20.
Câu 16:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta
Đáp án A
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
Câu 17:
Cho phép tính 4 – (12 – 15). Sau khi phá ngoặc ta được:
Đáp án C
4 – (12 – 15) = 4 – 12 + 15
Câu 18:
Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ – “ đằng trước, ta:
Đáp án B
Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ – “ đằng trước, ta đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc.
Câu 19:
Cho phép tính (-385 + 210) + (217 – 385). Khi bỏ dấu ngoặc, ta được:
Đáp án C
(-385 + 210) + (217 – 385) = -385 + 210 + 217 – 385
Câu 20:
Tính giá trị biểu thức: (-314) – (75 + x) nếu x = 25
Đáp án C
Thay x = 25 vào biểu thức (-314) – (75 + x), ta có:
(-314) – (75 + 25) = (-314) – 100 = -314 – 100 = - (314 + 100) = -414.
Câu 21:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a – b là một số nguyên dương.
b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a – b là một số nguyên âm.
c) số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.
Đáp án B
Phát biểu a) là sai. Chẳng hạn a = 9, b = 10 là hai số nguyên dương thì a – b = 9 – 10 = 9 + (-10) = -(10 – 9) = -1 là một số nguyên âm.
Phát biểu b) là sai. Chẳng hạn a = - 122 và b = - 133 là hai số nguyên âm thì a – b = (-122) – (-133) = (-122) + 133 = 133 – 122 = 11 là một số nguyên dương.
Phát biểu c) là đúng. Với số nguyên a thì 0 – a = 0 + (-a) = (-a) là số đối của số nguyên a.
Câu 22:
Thực hiện các phép tính sau: 333 – [(-14 657) + 57] – 78.
Đáp án A
333 – [(-14 657) + 57] – 78
= 333 – [-(14 657 – 57)] – 78
= 333 – (-14 600) – 78
= 333 + 14 600 – 78
= 14 933 – 78
= 14 855.
Câu 23:
Tính một cách hợp lí: (39 – 2 689) + 2 689;
Đáp án D
(39 – 2 689) + 2 689
= 39 – 2 689 + 2 689
= 39 + (-2 689) + 2 689
= 39 + [(-2 689) + 2 689]
= 39 + 0 = 39.
Câu 24:
Tìm số nguyên x, y; biết:
a) x – 345 = 69;
b) y – 345 – 69 = -12;
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Đáp án B
a) x – 345 = 69
x = 69 + 345
x = 414
b) y – 345 – 69 = -12
y + (-345) + (-69) = -12
y + (-414) = -12
y = -12 – (-414)
y = -12 + 414
y = 402
Vậy y < x
Câu 25:
Vào mùa mưa, mực nước trung bình của một hồ chứa cao hơn 5m so với mực nước thông thường. Vào mùa khô, mực nước trung bình của hồ chứa đó lại thấp hơn 3m so với mực nước thông thường. Mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mùa mưa và mùa khô chênh lệch bao nhiêu?
Đáp án B
Số nguyên biểu thị mực nước mùa mưa so với mực nước thông thường của hồ đó là: 5m.
Số nguyên biểu thị mực nước mùa khô so với mực nước thông thường của hồ đó là: -3m.
Mức chênh lệch của mực nước trung bình của hồ đó vào mùa mưa với mùa khô là:
5 – (-3) = 5 + 3 = 8m.
Vậy mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mưa chênh lệch 8m so với mực nước trung bình của hồ đó vào mùa khô.
Câu 26:
Quan sát trục số nằm ngang ở Hình 7 và thực hiện phép tính sau: d – c;
Đáp án C
Quan sát trên trục số ta thấy – c là số nguyên liền trước số - 1 nên –c = -2 suy ra c = 2.
Ta lại có - d là số nguyên liền sau số nguyên c mà c = 2 nên - d = 3 hay d = -3.
d – c = -3 – 2 = -(3 + 2) = -5.
Câu 27:
Tính một cách hợp lí: (-21) – 23 – [16 – (-18) – 18 – 16] + 2 144;
Đáp án D
(-21) – 23 – [16 – (-18) – 18 – 16] + 2 144
= (-21) + (-23) – 16 + (-18) + 18 + 16 + 2 144
= [(-21) + (-23)] + [(-16) + 16)] + [(-18) + 18] + 2 144
= -44 + 0 + 0 + 2 144
= 2 144 – 44 = 2 100.
Câu 28:
Tại câu lạc bộ Toán học, ba bạn Lâm, Hùng và Khánh tranh luận với nhau:
Bạn Lâm khẳng định luôn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ; bạn Hùng thì bảo tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng chỉ lớn hơn số bị trừ; còn bạn Khánh cho rằng không thể tìm được hai số nguyên nào như bạn Lâm và Hùng khẳng định. Theo em, bạn nào sai?
Đáp án C
Bạn Lâm và bạn Hùng đều đúng.
Với hai số nguyên là 2 và (-3), ta có 2 – (-3) = 2 + 3 = 5 và 5 > 2, 5 > (-3). Do đó bạn Lâm đúng.
Với hai số nguyên là 15 và 7, ta có 15 – 7 = 8 và 8 > 7. Do đó bạn Hùng đúng.
Vì vậy bạn Khánh sai.
Câu 29:
Cho các số nguyên a, b, c, d. Biết: x = (-a) + b – (c + d) và y = c – b + (d + a).
Khẳng định nào dưới đây là đúng.
Đáp án B
Ta có: x = (-a) + b – (c + d)
= (-a) + b – c – d
y = c – b + (d + a)
= c + (-b) + d + a
= a + (-b) + c + d
= -[(-a) + b – c – d]
= - x
Câu 30:
Kết quả của phép tính: (-2 020) – 2 018 – 2 016 – … – 2 008.
Đáp án D
(-2 020) – 2 018 – 2 016 – … – 2 008
= (-2 020) + (-2 018) + (-2 016) + … + (-2 008)
= [(-2 020) + (-2 008)] + [(-2 018) + (-2 010)] + [(-2 016) + (-2 012)] + (-2 014)
= (-4 028) + (-4 028) + (-4 028) + (-2 014)
= -(4 028 + 4 028 + 4 028 + 2 014)
= -14 098.
Câu 31:
Tìm x, biết: 12 987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987.
Đáp án B
12 987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987
12 987 – x – [(-720) + 1 000] = 12 987
12 987 – x – 280 = 12 987
12 987 – (x + 280) = 12 987
x + 280 = 12 987 – 12 987
x + 280 = 0
x = 0 – 280
x = 0 + (-280)
x = -280.
Vậy x = -280.