Dạng 1: nhận biết tia, hai tia đối nhau
-
108 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hai tia Ax và AB là hai tia đối nhau. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng?
Đáp án đúng là: C
Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.
Câu 2:
Các tia có trong hình vẽ là
Đáp án đúng là: D
Khi đọc (viết) tên một tia, phải đọc (viết) tên gốc trước.
Các tia có trong hình vẽ trên là: An, Am, Ak, Ax, Aj, Al.
Câu 3:
Hình vẽ sau có bao nhiêu tia?
Đáp án đúng là: C
Điểm nằm trên đường thẳng ab là G nên có các tia là: Ga, Gb.
Các điểm nằm trên đường thẳng xy là: G và H nên có các tia là: Gx, GH, Gy, Hx, HG, Hy.
Điểm J không thuộc đường thẳng nào nên k có tia gốc J.
Vậy có tất cả 8 tia.
Câu 4:
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy tia?
Đáp án đúng là: C
Hai đường thẳng ab và xy cắt nhau tại điểm O tạo thành 4 tia gốc O là: Oa, Ob, Ox, Oy.
Câu 5:
Cho hình vẽ sau:
Hai tia đối nhau là
Đáp án đúng là: D
• Hai tia Aa và AB là hai tia chung gốc nhưng không tạo thành một đường thẳng nên không phải là hai tia đối nhau.
• Hai tia BA và Bb là hai tia chung gốc nhưng không tạo thành một đường thẳng nên không phải là hai tia đối nhau.
• Hai tia BA và AB không chung gốc nên không phải là hai tia đối nhau.
• Hai tia Ba và Bb là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng nên là hai tia đối nhau.
Câu 6:
Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
“Điểm I bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ….”
Đáp án đúng là: C
Vì mỗi điểm nằm trên đường thẳng là gốc của hai tia đối nhau nên điểm I bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia đối nhau.
Câu 7:
Cho tia AM, lấy điểm B nằm trên tia AM. Chọn kết luận đúng nhất.
Đáp án đúng là: C
Vì điểm B nằm trên tia AM nên điểm B nằm giữa hai điểm A và M hoặc điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
• Trường hợp 1: Điểm B nằm giữa hai điểm A và M
• Trường hợp 2: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Câu 8:
Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
• Hai tia Op và Oq chung gốc nhưng không là hai tia đối nhau
• Hai tia Aa và Ab là hai tia đối nhau có một điểm chung là điểm A.
• Hai tia Cb và Ab có nhiều điểm chung (B, Q) nhưng không nằm “chồng khít” lên nhau.
• Hai tia Cb và Db không chung gốc nhưng có nhiều điểm chung (A, B, Q).
Câu 9:
Cho đường thẳng ab. Lấy điểm I nằm trên đường thẳng ab, trên tia Ia lấy điểm M, trên tia Ib lấy điểm N. Một cặp tia đối nhau gốc I là
Đáp án đúng là: D
• Hai tia MI và NI là hai tia không chung gốc.
• Hai tia bI và aI là hai tia không chung gốc.
• Hai tia Ia và IM có chung gốc I nhưng không tạo thành một đường thẳng nên hai tia Ia và IM không là hai tia đối nhau.
• Hai tia IM và Ib có chung gốc là điểm I và tạo thành một đường thẳng nên hai tia IM và Ib là hai tia đối nhau.
Câu 10:
Cho 4 điểm A, B, C, D (mỗi bộ 3 điểm không thẳng hàng). Vẽ được bao nhiêu tia mà mỗi tia đều chứa hai trong số các điểm đó?
Đáp án đúng là: C
• Chọn điểm A làm gốc, ta vẽ được 3 tia: AB, AC, AD.
• Chọn điểm B làm gốc, ta vẽ được 3 tia: BA, BC, BD.
• Chọn điểm C làm gốc, ta vẽ được 3 tia: CA, CB, CD.
• Chọn điểm D làm gốc, ta vẽ được 3 tia: DA, DB, DC.
Do đó, từ 4 điểm A, B, C, D (mỗi bộ 3 điểm không thẳng hàng), ta vẽ được 12 tia mà mỗi tia đều chứa hai trong số các điểm đó.