Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Thông hiểu) có đáp án

  • 254 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để cặp số (– 2m; 1) là nghiệm của bất phương trình 2x – y – 3 > 0?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vì cặp số (– 2m; 1) là nghiệm của bất phương trình 2x – y – 3 > 0, nên ta có:

2.( – 2m) – 1 – 3 = – 4m – 4 > 0 m < – 1

Mà m là số nguyên dương nên không tồn tại giá trị của m thỏa mãn điều kiện của phương trình.


Câu 2:

Nửa mặt phẳng là miền nghiệm của bất phương trình – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x) chứa điểm nào trong các điểm sau:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có: – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x)   x + 2 + 2y – 4 < 2 – 2x  x + 2y < 4.

Xét điểm (0; 3), có: 0 + 2.3 = 6 > 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (0; 3) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án A sai.

Xét điểm (2; 1), có: 2 + 2.1 = 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (2; 1) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án B sai.

Xét điểm (4; 2), có: 4 + 2.2 = 8 > 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (4; 2) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án C sai.

Xét điểm (1; – 1), có: 1 + 2.( – 1) = – 1 < 4, thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (1; – 1) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án D đúng.


Câu 3:

Miền nghiệm của bất phương trình 4(x – 1) + 5(y – 3) > 2x – 9 là nửa mặt phẳng không chứa điểm nào sau đây

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: 4(x – 1) + 5(y – 3) > 2x – 9 4x – 4 + 5y – 15 > 2x – 9 2x + 5y > 10.

Xét điểm (0; 3), có: 2.0 + 5.3 = 15 > 10 thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (0; 3) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án A sai.

Xét điểm (1; 2), có: 2.1 + 5.2 = 12 > 10 thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (1; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án B sai.

Xét điểm (–1; 1), có: 2.(– 1) + 5.1 = 3 < 10 không thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (–1; 1) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án C đúng.

Xét điểm (2; 5), có:  2.2 + 5.5 = 29 > 10 thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (2; 5) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án D sai.


Câu 4:

Miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là phần tô đậm của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (kể cả bờ)?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét đường thẳng x + y – 2 = 0 đi qua 2 điểm A(2; 0) và B(0; 2). Lấy điểm O(0; 0) ta có: 0 + 0 = 0 < 2. Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y – 2 = 0 và có chứa điểm O cũng chính là phần tô đậm ở đáp án A.


Câu 5:

Miền nghiệm của bất phương trình 3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3 là phần không bị gạch của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (không kể bờ)?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: 3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3  3x – 3 + 4y – 8 < 5x – 3  – 2x + 4y < 8

Xét đường thẳng – 2x + 4y – 8 = 0 đi qua 2 điểm A(– 4; 0) và B(0; 2). Lấy điểm O(0; 0) ta có: – 2.0 + 4.0 = 0 < 8. Vậy miền nghiệm của bất phương trình – 2x + 4y < 8 là phần không bị gạch ở đáp án C.


Câu 6:

Miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2(y + 3) ≥ 4(x + 1) – y + 3 là phần không bị gạch của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (kể cả bờ)?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: 3x + 2(y + 3) > 4(x + 1) – y + 3  3x + 2y + 6 > 4x + 4 – y + – x + 3y > 1

Xét đường thẳng – x + 3y – 1 = 0 đi qua 2 điểm A(– 1; 0) và B0;13. Lấy điểm O(0; 0) ta có: – 0 + 3.0 = 0 < 1. Vậy miền nghiệm của bất phương trình – x + 3y > 1 là phần không bị gạch ở đáp án A.


Câu 7:

Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (kể cả đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình.

Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (kể cả đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (0; 0) và (1; 2). Ta có hệ phương trình:

 0=a.0+b2=a.1+ba=2b=0 y = 2x.

Suy ra  đường thẳng có phương trình 2x + y = 0.

Xét điểm A(0; 2) thuộc vào phần tô màu thay vào phương trình đường thẳng ta được: 2.0 + 2 = 2 > 0.

Vì điểm A(0; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần tô đậm biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + y ≥ 0 (kể cả đường thẳng d).


Câu 8:

Phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào?

Phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền  (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (4; 0) và (0; – 2). Ta có hệ phương trình

 0=4.a+b2=a.0+ba=12b=2  y = 12 x – 2

Suy ra đường thẳng d có phương trình x + 2y = 4.

Xét điểm O(0; 0), ta có: – 0 + 2.0 = 0 > – 4.

Vì O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + 2y > – 4.


Bắt đầu thi ngay