Giải SGK Vật lí 12 KNTT Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - Nhiệt kế có đáp án

Giải SGK Vật lí 12 KNTT Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - Nhiệt kế có đáp án

  • 68 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Làm thế nào để nhận biết được sự truyền nhiệt năng giữa các vật? Ví dụ, làm thế nào để nhận biết: “Vật nào là vật truyền nhiệt năng, vật nào là vật nhận nhiệt năng; sự truyền nhiệt năng đã dừng lại hay còn đang tiếp tục;...?”

Xem đáp án

Khi hai vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc nhau thì sẽ xảy ra sự truyền nhiệt năng giữa chúng. Nhiệt năng sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì sự truyền nhiệt năng dừng lại.


Câu 3:

2. Làm thế nào để nhận biết quá trình truyền nhiệt năng giữa nước trong bình và nước trong cốc đã kết thúc?

Xem đáp án

2. Ta nhìn vào nhiệt kế ở trong bình và cốc, khi nhiệt độ ở hai nhiệt kế bằng nhau thì nhiệt độ của nước trong cốc và trong bình đạt trạng thái cân bằng, chứng tỏ quá trình truyền nhiệt năng giữa nước trong bình và nước trong cốc đã kết thúc.


Câu 4:

Có thể nói khi hai vật tiếp xúc với nhau thì nhiệt năng luôn tự truyền từ vật có nội năng lớn hơn sang vật có nội năng nhỏ hơn hay không? Tại sao? Tìm ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án

Có thể nói khi hai vật tiếp xúc với nhau thì nhiệt năng luôn tự truyền từ vật có nội năng lớn hơn sang vật có nội năng nhỏ hơn. Vì vật có nội năng lớn hơn sẽ có nhiệt lượng lớn hơn.

Ví dụ: Vào mùa lạnh sờ tay vào kim loại thấy lạnh vì kim loại dẫn nhiệt tốt, khi tay chạm vào kim loại nhiệt lượng truyền sang kim loại nhanh hơn, nên tay bị mất nhiệt lượng nhanh hơn, gây ra cảm giác lạnh.


Câu 6:

2. Nêu ý nghĩa của nhiệt độ không tuyệt đối.

Xem đáp án

2. Ý nghĩa của nhiệt độ không tuyệt đối: Ở thể tích này, thể tích của lượng khí bằng 0, điều này chứng tỏ người ta không thể hạ nhiệt xuống tới -273,15 °C vì thể tích của một lượng khí không thể bằng 0. Bên cạnh đó khi giảm nhiệt độ, thì chuyển động nhiệt cũng giảm theo và khi ở nhiệt độ không tuyệt đối thì chuyển động nhiệt của các phân tử đều dừng lại (động năng của chúng bằng không). Khi đó không có sự va chạm giữa các phân tử và thế năng tương tác giữa các phân tử là tối thiểu.


Câu 7:

3. Hãy dựa vào bảng so sánh hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin ở Hình 3.2 để chứng minh rằng: mỗi độ chia (1°C) trong thang nhiệt độ Celsius có độ lớn bằng 1 độ chia (1 K) trong thang nhiệt độ Kelvin.

3. Hãy dựa vào bảng so sánh hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin ở Hình 3.2 để chứng minh rằng: mỗi độ chia (1°C) trong thang (ảnh 1)
Xem đáp án

3) Từ hình vẽ 3.2 có thể thấy trong thang nhiệt độ Celsius có điểm nhiệt độ thấp nhất là -273,15 °C và cao nhất là 100 °C, khoảng cách nhiệt độ là 373,15 °C.

Tương tự ở thang nhiệt độ Kelvin có điểm nhiệt độ thấp nhất là 0 K và cao nhất là 373,15 K, khoảng cách nhiệt độ là 373,15 K.

Từ đó, nếu chia thành các khoảng bằng nhau, mỗi khoảng tương ứng với 1 °C và 1 K thì có thể thấy mỗi độ chia (1°C) trong thang nhiệt độ Celsius có độ lớn bằng 1 độ chia (1K) trong thang nhiệt độ Kelvin.


Câu 8:

4. Chứng minh công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin và ngược lại:

t (°C) = T (K) - 273,15

T (K) = t (°C) + 273,15.

Xem đáp án

4) Dựa vào thang nhiệt độ có thể thấy 100 °C ứng với 373,15 K, 0 °C ứng với 273,15 K nên có thể quy đổi được: t (°C) = T (K) - 273,15 hoặc T (K) = t (°C) + 273,15.


Câu 9:

Chuyển đổi nhiệt độ:

a) Từ thang Celsius sang thang Kelvin: 270 °C; -270 °C; 500 °C.

Xem đáp án

a) 270 °C = 270 + 273,15 = 543,15 K;

-270 °C = -270 + 273,15 = 3,15 K;

500 °C = 500 + 273,15 = 773,15 K.


Câu 10:

b) Từ thang Kelvin sang thang Celsius: 0 K; 500 K; 1 000 K.

Xem đáp án

b) 0 K = 0 – 273,15 = -273,15 °C;

500 K = 500 – 273,15 = 226,85 °C;

1 000 K = 1 000 – 273,15 = 726,85 °C.


Câu 11:

Một vật được làm lạnh từ 100 °C xuống 0 °C. Hỏi nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu độ?

Xem đáp án

100 °C ứng với 373,15 K

0 °C ứng với 273,15 K

Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi 100 K.


Câu 12:

Thang nhiệt độ Kelvin có những ưu điểm gì so với thang nhiệt độ Celsius?

Xem đáp án

Thang nhiệt độ Kelvin có ưu điểm:

- Thang nhiệt độ Kelvin dùng đơn vị tuyệt đối (K), giúp cho các phép tính về nhiệt độ trở nên đơn giản hơn vì không có giá trị âm, đặc biệt là khi xử lý các bài toán về nhiệt độ tuyệt đối hoặc các bài toán khoa học.

- 0 K trong thang Kelvin tương ứng với nhiệt độ tuyệt đối, nơi mà các phân tử không còn có động năng. Điều này làm cho thang Kelvin trở thành một phép đo tuyệt đối cho nhiệt độ, trong khi 0 °C trong thang Celsius chỉ tương ứng với điểm đóng băng của nước.


Câu 13:

Giải thích được các hiện tượng truyền nhiệt năng thường gặp trong đời sống.

Xem đáp án

Giải thích được rất nhiều hiện tượng truyền nhiệt trong cuộc sống.

Ví dụ: Khi thả cục nước đá vào nước nóng thì cục nước đá tan dần, vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn đã truyền nhiệt năng cho cục nước đá, làm cho cục nước đá nóng chảy.


Câu 14:

Phân biệt được hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin.

Xem đáp án

Phân biệt được hai thanh nhiệt độ và cách quy đổi:

Phân biệt được hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin. (ảnh 1)

Câu 15:

Chuyển đổi được nhiệt độ Celsius sang nhiệt độ Kelvin và ngược lại.

Xem đáp án

t (°C) = T (K) - 273,15

T (K) = t (°C) + 273,15.

Ví dụ: 50 °C = 323,15 K hoặc 500 K = 226,85 °C.


Bắt đầu thi ngay