Giải SGK Hóa học 12 CTST Bài 5: Tinh bột và cellulose có đáp án

Giải SGK Hóa học 12 CTST Bài 5: Tinh bột và cellulose có đáp án

  • 70 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tinh bột là loại lương thực được con người sử dụng làm thức ăn cơ bản nhưng động vật ăn cỏ như trâu, bò, … lại sử dụng thức ăn cơ bản là cellulose.

Tinh bột và cellulose có cấu trúc phân tử, tính chất hoá học giống nhau và khác nhau như thế nào?

Xem đáp án

* Cấu trúc phân tử:

- Giống nhau: Tinh bột và cellulose đều là hợp chất polysaccharide.

- Khác nhau:

+ Tinh bột tạo bởi nhiều đơn vị α – glucose liên kết với nhau.

+ Cellulose tạo bởi nhiều đơn vị β – glucose liên kết với nhau.

* Tính chất hoá học:

- Giống nhau: Tinh bột và cellulose đều có phản ứng thuỷ phân.

- Khác nhau:

+ Hồ tinh bột có phản ứng với iodine.

+ Cellulose có phản ứng với nitric acid, nước Schweizer.


Câu 2:

Hạt ngô và lõi ngô, bộ phận nào chứa nhiều tinh bột? Bộ phận nào chứa nhiều cellulose?

Xem đáp án

Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, ngô, đậu …), củ (khoai, sắn …), quả (chuối xanh …).

Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

Vậy hạt ngô chứa nhiều tinh bột, lõi ngô chứa nhiều cellulose.


Câu 3:

Nguyên nhân amylopectin có mạch phân nhánh?

Xem đáp án

Amylopectin tạo bởi nhiều đơn vị α – glucose, nối với nhau qua liên kết α – 1,4 – glycoside, tạo thành các đoạn mạch. Do có thêm liên kết α – 1,6 – glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.

Nguyên nhân amylopectin có mạch phân nhánh? (ảnh 1)

Câu 4:

Hãy tìm hiểu và cho biết tinh bột trong gạo tẻ hay gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn?

Xem đáp án

Gạo tẻ chứa khoảng 80% là amylopectin, còn trong gạo nếp lượng amylopectin khoảng 90%. Vậy gạo nếp chứa nhiều amylopectin hơn.


Câu 5:

So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử amylose và cellulose.

Xem đáp án

Giống nhau: Amylose và cellulose đều là polysaccharide.

Khác nhau:

 

Amylose

Cellulose

Đơn vị cấu tạo

α – glucose

β – glucose

Liên kết

α – 1,4 – glycoside

β – 1,4 – glycoside

Dạng mạch

Chuỗi dài xoắn, không phân nhánh

Chuỗi dài, không phân nhánh


Câu 6:

Vì sao sản phẩm sau phản ứng thuỷ phân tinh bột lại phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base, đun nóng?

Xem đáp án

Do thuỷ phân tinh bột thu được glucose. Glucose phản ứng được với Cu(OH)2 trong môi trường base, đun nóng.

Phương trình hoá học minh hoạ:

(C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O H+,tonC6H12O6 (glucose)

CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH H+,toCH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O


Câu 9:

Vì sao nhai kĩ cơm, bánh mì đều thấy có vị ngọt?

Xem đáp án

Khi nhai kĩ cơm, bánh mì đều thấy có vị ngọt do enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành dextrin, maltose. Đường maltose đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.


Câu 12:

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc làm sợi bông hoặc giấy bị hoá đen.

Xem đáp án

a) Gạo tẻ chứa khoảng 80% là amylopectin, còn trong gạo nếp lượng amylopectin khoảng 90%. Như vậy gạo nếp chứa nhiều amylopectin hơn nên xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột, phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo ra hợp chất bọc có màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước đã lấy nước có trong sợi bông (hoặc giấy) và làm chúng bị hoá than (chuyển màu đen).

(C6H10O5)n H2SO46nC + 5nH2O


Bắt đầu thi ngay