Giải SGK Hóa học 12 CTST Bài 1. Ester – Lipid có đáp án
Giải SGK Hóa học 12 CTST Bài 1. Ester – Lipid có đáp án
-
49 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Triglyceride (chất béo) thuộc loại ester, là một lipid có trong cơ thể người. Nếu hàm lượng triglyceride trong máu cao hơn mức bình thường có thể tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ, …
Ester là gì? Lipid là gì? Chúng có những tính chất cơ bản và ứng dụng nào?
* Ester:
- Khái niệm: Khi thay nhóm OH trong nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm OR’ thì thu được ester.
- Tính chất vật lí: là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, hầu hết nhẹ hơn nước, thường ít tan trong nước, một số ester có mùi thơm của hoa, quả chín…
- Tính chất hoá học cơ bản: thuỷ phân trong môi trường acid hoặc môi trường kiềm.
- Ứng dụng: làm dung môi; làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm …
* Lipid:
- Khái niệm: Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi không phân cực như ether, chloroform, carbon tetrachloride, …
Lipid bao gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid, …
- Tính chất hoá học cơ bản của chất béo: thuỷ phân trong môi trường acid hoặc môi trường kiềm; ngoài ra, chất béo chứa gốc acid béo không no có phản ứng hydrogen hoá và bị oxi hoá chậm bởi oxygen không khí.
Câu 2:
Em hãy xác định gốc R’ trong các ester ở Ví dụ 1.
Khi thay nhóm OH trong nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm OR’ thì được ester. Trong đó, R’ là gốc hydrocarbon.
Từ ví dụ 1, ta thấy:
Câu 3:
Carboxylic acid và alcohol nào đã tạo ra ester CH3COOC2H5?
Ester đơn chức có công thức chung: R – COO – R’ trong đó R – COO là gốc acid; R’ là gốc hydrocarbon của alcohol.
Vậy CH3COOC2H5 được tạo nên từ acid là CH3COOH và alcohol là C2H5OH.
Câu 4:
Isopropyl formate là một ester có trong cà phê Arabica (còn gọi là cà phê chè). Viết công thức cấu tạo của isopropyl formate.
Isopropyl: −CH(CH3)2
Formate: HCOO−
Þ Công thức cấu tạo của isopropyl formate: HCOOCH(CH3)2.
Câu 5:
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ester có cùng công thức phân tử C4H8O2.
HCOOCH2CH2CH3: propyl formate;
HCOOCH(CH3)2: isopropyl formate;
CH3COOCH2CH3: ethyl acetate;
CH3CH2COOCH3: methyl propionate.
Câu 6:
Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: methyl formate, acetic acid và ethyl alcohol.
Do không có liên kết hydrogen giữa các phân tử, ester có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc khối lượng phân tử tương đương.
Lại có, với carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc khối lượng phân tử tương đương thì liên kết hydrogen của carboxylic acid bền hơn.
Do đó, chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là: methyl formate, ethyl alcohol, acetic acid.
Câu 7:
Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: methyl formate, acetic acid và ethyl alcohol.
Do không có liên kết hydrogen giữa các phân tử, ester có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc khối lượng phân tử tương đương.
Lại có, với carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc khối lượng phân tử tương đương thì liên kết hydrogen của carboxylic acid bền hơn.
Do đó, chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là: methyl formate, ethyl alcohol, acetic acid.
Câu 8:
Hãy nêu một số đặc điểm khác nhau của phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid và phản ứng xà phòng hoá ester.
So sánh |
Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid |
Phản ứng xà phòng hoá ester |
Khác nhau |
- Là phản ứng thuận nghịch. - Sản phẩm của phản ứng thường là carboxylic acid và alcohol. - Nếu tỉ lệ các chất tham gia phản ứng là vừa đủ, sau khi kết thúc phản ứng hỗn hợp vẫn tách lớp. |
- Là phản ứng một chiều. - Sản phẩm của phản ứng thường là muối của carboxylic acid và alcohol. - Nếu tỉ lệ các chất tham gia phản ứng là vừa đủ, sau khi kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp đồng nhất. |
Câu 9:
Em hãy cho biết vai trò của dung dịch H2SO4 đặc trong phản ứng ester hoá.
Sulfuric acid (H2SO4) vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo ester.
Câu 10:
Quan sát Bảng 1.2, hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo của acid béo.
Câu 11:
Acid béo nào trong Bảng 1.2 thuộc nhóm omega – 6?
Với acid béo không no, số thứ tự chỉ vị trí liên kết đôi đầu tiên tính từ đuôi CH3 là 6 thì acid béo thuộc nhóm omega-6.
Vậy trong Bảng 1.2 linoleic acid (C17H31COOH) thuộc nhóm omega-6.
Câu 12:
Giải thích vì sao các chất béo không tan trong nước?
Ở phân tử chất béo, các gốc hydrocarbon rất dài, gồm toàn các nhóm không phân cực chiếm hầu hết thể tích phân tử, vì vậy chất béo không tan trong nước (là dung môi phân cực).
Ngoài ra, có thể giải thích do chất béo không tạo được liên kết hydrogen với nước nên không tan trong nước.
Câu 13:
Chất hữu cơ G được dùng phổ biến trong lĩnh vực mĩ phẩm và phục gia thực phẩm. Khi thuỷ phân hoàn toàn bất kì chất béo nào đều thu được G. Xác định chất G.
Câu 14:
Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C3H6O2?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: A
Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có hai đồng phân: HCOOCH2CH3 và CH3COOCH3.
Câu 15:
Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được chất Y có công thức phân tử C3H5O2Na. X có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH2CH2CH3.
B. HCOOCH(CH3)2.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
Đáp án đúng là: D
Công thức cấu tạo của chất Y là: CH3CH2COONa.
Vậy công thức cấu tạo của X là: CH3CH2COOCH3 hay C2H5COOCH3.
Câu 16:
Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ (X, Y, Z, T, W là các hợp chất hữu cơ khác nhau, T chỉ chứa một loại nhóm chức):
Ta có Z lên men giấm được Y nên Z là C2H5OH và Y là CH3COOH.
Vậy X là CH3COOC2H5.
Ta có các phương trình hoá học theo sơ đồ:
CH3COOC2H5 (X) + H2O CH3COOH (Y) + C2H5OH (Z)
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
3CH3COOH + C3H5(OH)3 (CH3COO)3C3H5 (T) + 3H2O
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 (W) + H2O