Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng có đáp án (Đề số 16)
-
219 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là: D.
Vàng (gold) được sử dụng làm đồ trang sức.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A.
Đá vôi là nguyên liệu được dùng để sản xuất phấn viết bảng.
Câu 3:
Đáp án đúng là: A.
Gỗ không phải là nhiên liệu hoá thạch.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A.
Protein có nhiều trong trứng.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C.
Thép là vật liệu dùng để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả…
Câu 6:
Đáp án đúng là: A.
Cao su có tính đàn hồi tốt; ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C.
Đồ dùng bằng nhôm có đặc điểm: màu trắng bạc, có ánh kim, dẫn nhiệt tốt.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B.
Ngói là vật liệu dùng để làm mái trường học.
Câu 9:
Đáp án đúng là: B.
Nguồn năng lượng hoá thạch không thân thiện với môi trường.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D.
Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Câu 11:
Chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. Vì không một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, chỉ cần thiếu một loại chất cần thiết cũng đủ gây ra những hậu quả cho cơ thể (suy giảm miễn dịch, bệnh, ….). Phối hợp nhiều nguồn thức ăn ngoài giúp có sức khỏe tốt thì việc thay đổi món thường xuyên còn tránh nhàm chán.
Câu 12:
Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được các chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại cho người sử dụng, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản hợp vệ sinh.
Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ta cần:
- Chọn thức ăn tươi, có giá trị dinh dưỡng.
- Vệ sinh thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn bằng nước sạch.
- Sử dụng ngay khi nấu xong, nếu không phải bảo quản đúng cách.
Câu 13:
Việc sử dụng các vật liệu nhựa không hợp lí, không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên và gây nhiều tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.
Ví dụ: Động vật dưới biển bị mắc vào rác thải nhựa do con người thải ra; Đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, có thể gây đau đầu, nôn mửa ở người; Túi nilon mất hàng triệu năm để phân hủy.
Để sử dụng các vật liệu nhựa an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững, cần sử dụng vật liệu nhựa và tiêu huỷ rác thải nhựa đúng cách, khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân hủy.