Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
-
1006 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hầu hết những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. Sự thật đó có khiến bạn suy nghĩ điều gì không? Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách. Một số người tuyên bố rằng có thể đọc vài cuốn tiểu thuyết rẻ tiền bởi vì đôi khi bạn vẫn tìm thấy vài điều ý nghĩa trong đó. Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà.
Tất cả những gì bạn cần để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn và thành công hơn đã được viết ra hết rồi. Và hãy đoán xem: chúng luôn sẵn có cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc chúng. Sách rất dễ tìm và dễ mua. Một cuốn sách thông thường hiện nay có giá khoảng 70 - 80 nghìn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”.
(Trích “Triết lý cuộc đời” – Jim Rohn, Thủy Hương dịch)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2:
Câu 3:
Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì ?
Câu 4:
“Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. Theo anh / chị, “cách khác” mà tác giả muốn nói đến ở đây nhằm ám chỉ điều gì ?
Câu 5:
Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó” không ? Vì sao?
Đồng ý với quan điểm: ‘Vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”.
Vì:
- Đọc sách sẽ giúp ta khai thông trí tuệ, phát huy tư duy, năng lực hiểu biết, sáng tạo.
- Việc đọc sách rất quan trọng nếu như ta biết đọc sách một cách đúng đắn.
- Mỗi quyển sách đều có giá trị riêng chỉ có người đọc sách mới hiểu, lĩnh hội được chân giá trị mà tác giả truyền tải thông điệp ý nghĩa tới người đọc.
- Hãy đọc sách để giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn về nhận thức lẫn nhân cách sống.
- Cái giá của việc không đọc sách sẽ để lại nhiều hậu quả, hệ lụy, ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của bản thân đối với những người xung quanh.
- Không đọc sách khiến ta không nhận thức đúng đắn dẫn đến hành động sai lầm, không tìm thấy niềm vui, giá trị đích thực mà cuộc sống mang lại.Câu 6:
Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?
HS trình bày suy nghĩ về câu hỏi: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Thời đại ngày nay, con người ta bị cuốn theo những thiết bị công nghệ thông minh, sống nhiều trong thế giới của mạng Internet nên thói quen đọc sách bị mai một nghiêm trọng.
- Dù Internet luôn hứa hẹn mang cả thế giới vào ngôi nhà của bạn, nhưng kể cả như vậy, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng, những lợi ích của việc đọc sách, vì một số lý do sau:
+ Thời đại nào thì con người cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện mình: nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn, và đọc sách giúp cho con người thực hiện điều đó.
+ Trong nhịp sống hối hả hôm nay, đọc sách giúp cho con người có những phút trầm tư mặc tưởng, sống chậm lại, qua đó giúp cân bằng tâm trí.
+ Đọc sách trong thời đại công nghệ giúp con người có bản lĩnh văn hóa vững vàng, do đó có thể tránh xa những thứ dễ dãi, phù phiếm, thậm chí là nguy hại.
+ Đọc sách giúp chúng ta tiếp xúc với những nguồn tri thức đáng tin cậy, đã được kiểm chứng qua thời gian.Câu 7:
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà anh/chị yêu thích.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
- Khái quát chủ đề của truyện
- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật
- Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện.
- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.