Bài 12: Liên kết cộng hóa trị
Trắc nghiệm Bài 12: Liên kết cộng hóa trị có đáp án
-
107 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây đúng về liên kết cộng hóa trị?
Đáp án đúng là: D
Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử O trong phân tử oxygen (O2)
Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HF
Câu 2:
Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?
Đáp án đúng là: C
Các hợp chất MgCl2, Na2O, KCl là các hợp chất ion được hình thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.
HCl là hợp chất cộng hóa trị. Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl.
Câu 4:
Cho các hợp chất sau: Cl2, NaCl, HCl, CO2, NaF. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là?
Đáp án đúng là: B
Các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là: Cl2, HCl, CO2.
NaCl và NaF được tạo thành bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình nên có liên kết ion.
Câu 5:
Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?
Đáp án đúng là: A
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học.
Dựa vào sự khác nhau về độ âm điện giữa các nguyên tử tham gia liên kết có thể dự đoán được loại liên kết giữa hai nguyên tử đó.
Câu 6:
Loại liên kết mà cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào là?
Đáp án đúng là: A
Khi các cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào thì liên kết giữa hai nguyên tử đó là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tạo thành phân tử carbon dioxide?
Đáp án đúng là: B
Phân tử CO2 có 2 liên kết đôi.
Câu 8:
Liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2 có số cặp electron chung là
Đáp án đúng là: C
Mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron để tạo thành 3 cặp electron chung.
Câu 9:
Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào?
Đáp án đúng là: D
Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng và khí.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính tan của các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị?
Đáp án đúng là: D
Các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực tan nhiều trong nước, còn các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực thì ít tan trong nước.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của các chất có chứa liên kết cộng hóa trị?
Đáp án đúng là: A
Tương tác giữa các phân tử có liên kết cộng hóa trị yếu hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion.
Câu 12:
Sự xen phủ nào sau đây tạo thành liên kết π?
Đáp án đúng là: D
Sự xen phủ, trong đó trục của các orbital tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, được gọi là xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo ra liên kết π.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử?
Đáp án đúng là: D
Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π.
Câu 14:
Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết?
Đáp án đúng là: A
Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy.
Câu 15:
Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết?
Đáp án đúng là: A
Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy.
Câu 16:
Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?
Đáp án đúng là: D
Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết: Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.