Hoặc
69 câu hỏi
Bài 2.19 trang 22 SBT Vật lí 10. Ước lượng khối lượng và ước tính trọng lượng của mỗi vật sau đây trên bề mặt Trái Đất, lấy g = 10 m/s2. a. Một lít nước. b. Một quyển vở 120 trang. c. Một học sinh lớp 10. d. Xe tải loại 20 tấn.
Bài 2.18 trang 22 SBT Vật lí 10. Nêu và giải thích một tình huống trong đó trọng lượng của một vật thay đổi trong khi khối lượng của nó không đổi.
Bài 2.17 trang 22 SBT Vật lí 10. Một vật được treo vào đầu một sợi dây như hình 2.2. a. Nêu cách làm để chứng tỏ có lực khác cân bằng với trọng lực đã tác dụng lên vật khi vật được treo đứng yên. b. Sợi dây treo quá mảnh, dây đứt. Vật sẽ chuyển động như thế nào? Nhận xét về các lực tác dụng lên vật ngay trước khi biến đổi chuyển động do dây đứt. c. Sợi dây treo là dây cao su co giãn tốt. Dùng tay...
Bài 2.16 trang 21 SBT Vật lí 10. Hình 2.1a và hình 2.1b biểu diễn các lực tác dụng lên một ô tô tại hai thời điểm. a. Hình nào biểu diễn các lực tác dụng lên ô tô khi đang tăng tốc sang phải theo phương ngang? Giải thích? b. Hình còn lại biểu diễn các lực tác dụng lên ô tô khi hãm phanh. Hãy gọi tên các lực tác dụng lên ô tô trên hình biểu diễn đó.
Bài 2.15 trang 21 SBT Vật lí 10. Một tàu thủy bắt đầu rời cảng, động cơ của tàu được vận hành để tàu đạt được tốc độ ổn định sau một thời gian. Hình nào sau đây mô tả đúng dạng đồ thị tốc độ - thời gian của tàu thủy? A. B. C. D.
Bài 2.14 trang 21 SBT Vật lí 10. Trường hợp nào sau đây đã thực hiện biện pháp làm giảm ma sát? A. Đế giày, dép thường có các rãnh khía. B. Quần áo được là phẳng sẽ giảm bám bụi hơn quần áo không được là. C. Mặt bảng viết phấn có độ nhám. D. Rải cát lên mặt đường bị loang dầu.
Bài 2.13 trang 21 SBT Vật lí 10. Vật có trọng tâm không nằm trên vật là
Bài 2.12 trang 21 SBT Vật lí 10. Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng? A. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều. C. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. D. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
Bài 2.11 trang 20 SBT Vật lí 10. Một ô tô có các thông số gồm. Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00 giây. Tính độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.
Bài 2.10 trang 20 SBT Vật lí 10. Chứng tỏ rằng biểu thức sau không vi phạm về đơn vị. Áp suất chất lỏng = khối lượng riêng x gia tốc rơi tự do x độ sâu
Bài 2.9 trang 20 SBT Vật lí 10. Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.
Bài 2.8 trang 20 SBT Vật lí 10. Một tên lửa có khối lượng 5 tấn. Tại một thời điểm cụ thể, lực tác dụng lên tên lửa là 4.105 N thì gia tốc của nó là bao nhiêu?
Bài 2.7 trang 20 SBT Vật lí 10. Tính lực cần thiết để ô tô khối lượng 1,8 tấn có gia tốc 2,0m/s2.
Bài 2.6 trang 20 SBT Vật lí 10. Trong thí nghiệm với xe kĩ thuật số được gắn cảm biến đo lực và đo tốc độ, ta có thể thay đổi khối lượng của xe, thay đổi lực tác dụng lên xe và đo gia tốc của xe dựa vào đồ thị vận tốc – thời gian. Nêu các bước cần thực hiện nếu muốn khảo sát quan hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của xe.
Bài 2.5 trang 20 SBT Vật lí 10. Đơn vị đo lực niutơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là. A. kg/m2. B. kg/s2. C. kg.m2/s. D. kg.m/s2.
Bài 2.4 trang 20 SBT Vật lí 10. Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h? A. Khoảng 2,00 s. B. Khoảng 7,20 s. C. Khoảng 10,0 s. D. Khoảng 15,0 s.
Bài 2.3 trang 20 SBT Vật lí 10. Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là A. 250 N. B. 375 N. C. 1,35 kN. D. 13,5 kN.
Bài 2.2 trang 19 SBT Vật lí 10. Một xe tải chở đầy hàng và một xe con đang chuyển động cùng tốc độ mà muốn dừng lại cùng lúc thì lực hãm tác dụng lên xe tải sẽ phải A. nhỏ hơn lực hãm lên xe con. B. bằng lực hãm lên xe con. C. lớn hơn lực hãm lên xe con. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lực hãm lên xe con.
Bài 2.1 trang 19 SBT Vật lí 10. Một vật đang chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo mà lực đó đột ngột giảm độ lớn thì A. gia tốc của vật không đổi. B. gia tốc của vật giảm. C. gia tốc của vật tăng. D. gia tốc và vận tốc của vật đều giảm
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.2k
34.9k
33.4k