Hội chứng Wolff - Parkinson – White (WPW): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

WPW là một bất thường về hoạt động điện ở tim có thể liên quan đến nhịp tim nhanh trên thất (nhịp tim nhanh bắt nguồn từ trên tâm thất).

Video: Hội chứng Wolff - Parkinson – White

Theo sinh lý bình thường, nhịp tim bắt đầu từ nút xoang nhĩ (SA), nằm trong tâm nhĩ phải. Khi nút xoang nhĩ hoạt động, xung điện lan truyền qua tâm nhĩ phải và trái làm cho các tâm nhĩ co. Các xung truyền đến nút nhĩ thất (AV), đây là cầu nối cho phép các xung đi từ tâm nhĩ đến tâm thất. Sau đó, xung động truyền qua vách liên thất, làm cho cho vách liên thất co. Hoạt động này của tim làm cho tim chứa máu và co bóp theo sinh lý bình thường.

Ngoài đường dẫn truyền bình thường, trong tim còn có thêm một đường dẫn truyền phụ do vậy được gọi là hội chứng Wolff - Parkinson – White (WPW). Đường dẫn truyền phụ là cơ tim bình thường, không phải là mô điện chuyên biệt và có thể:

  • Dẫn truyền xung động nhanh hơn bình thường
  • Thực hiện xung động theo cả hai hướng

Các xung này truyền qua con đường phụ (đường tắt) cũng như hệ thống nút AV – bó His - Purkinje bình thường. Các xung động có thể đi xung quanh tim rất nhanh, theo hình tròn, khiến tim đập nhanh bất thường. Đây được gọi là nhịp tim nhanh vòng vào lại hoặc SVT (nhịp tim nhanh trên thất).

Rối loạn nhịp tim vòng vào lại xảy ra ở khoảng 50% người bị WPW; một số bệnh nhân cũng có thể bị rung nhĩ (một rối loạn nhịp tim phổ biến đặc hiệu bởi nhịp tim hỗn loạn, nhanh và không đều). Mặc dù hiếm gặp, nhưng những người bị WPW có khả năng bị rung nhĩ với đáp ứng nhanh thất, nặng hơn là rung thất, một rối loạn nhịp tim có nguy cơ gây tử vong.

Lịch sử của hội chứng WPW

Năm 1930, Wolff, Parkinson và White đã mô tả một mẫu điện tâm đồ (ECG) đặc biệt ở những người trẻ khỏe mạnh với những đợt nhịp tim nhanh ngắn. Năm 1933, các bác sĩ khác ghi nhận nguyên nhân nhịp tim bất thường này là do một luồng xung động đi qua tâm thất nhanh hơn. Năm 1944, các bác sĩ nhận định sự hiện diện của các đường phụ.

Triệu chứng và nguyên nhân của hội chứng WPW

Các triệu chứng của hội chứng WPW 

Các triệu chứng của hội chứng WPW có thể khởi phát lần đầu tiên ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành.

Các triệu chứng của WPW có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh - đột ngột đập thình thịch, rung hoặc
  • Cảm giác trống ngực
  • Chóng mặt - cảm thấy lâng lâng hoặc ngất xỉu
  • Khó thở 
  • Mệt mỏi
  • Hiếm gặp là ngừng tim (đột tử)

Một số người bị WPW mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân gây ra WPW?

Tỷ lệ phổ biến: WPW là một dị tật tim bẩm sinh. Đây là loại tiền kích thích tâm thất phổ biến (preexcitation: các xung truyền đến tâm thất sớm hơn so với con đường bình thường qua nút AV).

WPW xảy ra ngẫu nhiên, khoảng 1- 3 phần nghìn người. Trong đó nam giới có tỷ lệ WPW cao hơn nữ giới và tỷ lệ nhiều đường phụ cao hơn ở nam giới.

Một số trường hợp WPW do di truyền từ cha mẹ. Một bài báo cho rằng tỷ lệ tiền kích thích ở những người thân thế hệ thứ nhất có thể lên tới 5,5 trên 1.000 người. Khoảng 7-20% bệnh nhân WPW cũng bị dị tật bẩm sinh ở tim.

Chẩn đoán và xét nghiệm hội chứng WPW

WPW được chẩn đoán như thế nào?

WPW chỉ có thể được chẩn đoán bằng ECG (điện tâm đồ). Holter điện tâm đồ hoặc máy theo dõi và kiểm tra tim khi tập thể dục có tác dụng trong việc đánh giá những bệnh nhân mắc WPW.

Trước đây, những bệnh nhân bị WPW không có triệu chứng được bác sĩ tim mạch theo dõi trong nhiều năm. Gần đây, các hướng dẫn mới cho nhóm bệnh nhân này đã được cập nhật. Bác sĩ tim mạch có thể chỉ định Holter điện tâm đồ hoặc nghiệm pháp gắng sức chẩn đoán WPW dai dẳng. Nếu vẫn còn hội chứng WPW thì bệnh nhân có thể được chỉ định thăm dò điện sinh lý tim.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi:

  • Các triệu chứng bệnh nhân gặp phải?
  • Bệnh nhân có tiền sử rung nhĩ không?
  • Bệnh nhân có tiền sử ngất xỉu không?
  • Bệnh nhân có tiền sử đột tử do tim hoặc gia đình có tiền sử đột tử không?
  • Bệnh nhân là một vận động viên đối kháng?

Kết quả của các xét nghiệm và bệnh sử, tiền sử của bệnh nhân sẽ giúp định hướng phương pháp điều trị.

Quản lý và điều trị hội chứng WPW

Điều trị hội chứng WPW

Điều trị tùy thuộc vào loại và tần suất loạn nhịp tim, các triệu chứng liên quan như ngất và tiền sử bệnh tim mạch. Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị đốt điện để xác định đặc điểm của đường phụ và để loại bỏ hoàn toàn đường phụ.

  • Theo dõi: Nếu người bệnh không có triệu chứng có thể không cần điều trị. Bác sĩ sẽ hẹn tái khám thường xuyên.
  • Thuốc: Nhiều loại thuốc điều trị loạn nhịp tim. Mỗi bệnh nhân sẽ đáp ứng với từng loại thuốc chống loạn nhịp khác nhau. Điều quan trọng là phải biết:
  • Tên thuốc 
  • Tác dụng của thuốc
  • Tần suất và thời gian dùng 
  • Đốt điện: Ở những người bị WPW và có các triệu chứng đánh trống ngực hoặc ngất, thủ thuật đốt điện được khuyến nghị vì: 1) để ngăn ngừa tái phát triệu chứng và 2) để ngăn ngừa đột tử do tim. Trong quá trình đốt điện, đưa nhiệt hoặc năng lượng lạnh (đông lạnh) qua một ống thông để “phá hủy” các con đường dẫn truyền bất thường.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!