Hôi chân: Mẹo đi giày dép và biện pháp khắc phục tại nhà

Hầu hết mọi người thỉnh thoảng sẽ thấy chân mình có mùi hôi, một số khác lại sống trong nỗi sợ hãi khi cởi giày ra. Thuật ngữ y học cho bàn chân có mùi là "bệnh hôi chân". Tin tốt là có nhiều phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng này.

Video: 6 Phương pháp giúp giảm mùi hôi chân | Dr Hiếu.

Bài viết này thảo luận về các mẹo tốt nhất để loại bỏ mùi hôi chân và cách nhìn của một người có bàn chân có mùi. 

Thông tin nhanh về hôi chân

Dưới đây là một số điểm chính về bàn chân có mùi. Thông tin chi tiết và hỗ trợ có trong bài viết chính.

  • Vi khuẩn và độ ẩm là nguyên nhân cơ bản của hầu hết các trường hợp hôi chân.
  • Chân hôi thường không phải là một mối quan tâm về y tế, nhưng chúng ảnh hưởng đến các mối quan hệ của một người và gây ra sự tự ti về bản thân.
  • Vi khuẩn sống tự nhiên trên bàn chân của con người.
  • Khi vi khuẩn tự loại bỏ chất thải từ việc phân hủy dầu và tế bào da chết, sẽ có mùi hôi.

Mẹo chung

Chúng ta có thể thực hiện một số cách sau để giảm hôi chân, như đi một số loại giày dép nhất định, vệ sinh chân tốt, thử các biện pháp khắc phục tại nhà và nếu cần thiết, tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn.

Mang tất

Mang tất giúp giải quyết tình trạng hôi chân và giảm mồ hôi chân. Tất, đặc biệt là loại làm từ chất liệu thấm mồ hôi, giúp thấm mồ hôi và giảm mùi.

Tất cũng dễ thay và làm giảm mùi hôi đọng lại bên trong giày.

Một số loại giày

Mang giày có đặc tính thông hơi giúp giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và độ ẩm. Nên tìm những đôi giày có tấm lưới để thoáng khí.

Giày làm từ nhựa, như "thạch", hầu như sẽ làm cho bàn chân có mùi vì chúng không thoáng khí và thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi ở chân.

Thay thế giày và tất

Chúng ta nên để giày có thời gian khô hoàn toàn giữa các lần mang để giúp hạn chế tình trạng bàn chân đặc biệt nặng mùi.

Mang một đôi giày vào một ngày và một đôi khác vào ngày hôm sau giúp giày có đủ thời gian để khô.

Tất cũng nên được thay hàng ngày. Điều này giúp giảm tiết mồ hôi và mùi.

Thay thế miếng lót

Miếng lót giày thông thường nên được thay bằng lót giảm mùi hoặc kháng khuẩn.

Một lựa chọn khác là mua bình xịt khử trùng hoặc kháng khuẩn để sử dụng cho lót giày. Tuy nhiên, cách này thường không hiệu quả bằng việc để cho phần đế giày khô hoàn toàn.

Nhiều loại lót có sẵn để mua trực tuyến.

Tẩy tế bào chết cho bàn chân

Dùng cọ hoặc đá bọt để tẩy tế bào da chết mà vi khuẩn thích ăn.

Những người có đôi chân đặc biệt nặng mùi nên sử dụng đá bọt 2–3 lần mỗi tuần để tránh tích tụ da chết. 

Nên rửa chân sạch sẽ hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý các vùng kẽ ngón chân.

Ngâm muối

Ngâm muối có tác dụng như thói quen tẩy tế bào chết.

Chuẩn bị một bát hoặc thau nước ấm và hòa tan 1/2 cốc muối Epsom vào đó. Ngâm chân trong 10–20 phút, sau đó lau khô chân kỹ.

Chúng ta cũng có thể sử dụng các thành phần bổ sung để ngâm chân như Listerine 

Ngâm giấm

Một kiểu ngâm khác là ngâm giấm. Cho 2 phần nước ấm và 1 phần giấm (giấm táo và giấm trắng đều phù hợp) vào bồn và ngâm chân trong 15-20 phút.

Tuy nhiên, chúng ta không nên ngâm giấm nếu có bất kì vết vết loét hoặc vết xước nào ở chân, vì giấm gây kích ứng các vùng da hở.

Chất chống mồ hôi

Một biện pháp khắc phục khác là sử dụng chất chống mồ hôi trên bàn chân. Mặc dù chúng thường được sử dụng cho vùng da dưới cánh tay, tuy nhiên nó cũng làm giảm tỷ lệ đổ mồ hôi quá nhiều ở bàn chân.

Iontophoresis

Một lựa chọn điều trị cho một người bị hôi chân là một quá trình được gọi là iontophoresis. Phương pháp này liên quan đến việc cung cấp một dòng điện nhẹ qua da qua nước trong 15–40 phút, tùy thuộc vào thiết bị, để giảm tỷ lệ đổ mồ hôi chân.

Botox

Một lựa chọn khác được dùng trong một số trường hợp là tiêm độc tố botulinum, hoặc botox. Chuyên gia sẽ tiêm thuốc này vào bàn chân thông qua một phương pháp được gọi là tiêm thuốc thực vật.

Tuy nhiên, những mũi tiêm này đặc biệt gây đau đớn và không phải là lựa chọn hiệu quả nhất. Kết quả thường kéo dài 3–4 tháng, và sẽ cần thêm các phương pháp điều trị tiếp theo.

Botox cũng được sử dụng để giải quyết mồ hôi dưới cánh tay quá nhiều.

Khi nào cần khám bác sĩ

Nếu đột nhiên thấy bàn chân có mùi mới xuất hiện, nên kiểm tra bàn chân của mình để tìm các dấu hiệu của vết loét hoặc vết cắt bị nhiễm trùng. Đặt một chiếc gương trên sàn nhà và xem xét phần dưới của bàn chân để tìm bất kỳ sự bất thường nào.

Đến khám bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu của vết thương trên bàn chân. Các vết đỏ và sưng tấy là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nên khám bác sĩ ngay lập tức đặc biệt nếu bị tiểu đường, vì các biến chứng có thể xảy ra.

Trong trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào của vết thương, các biện pháp không kê đơn và tại nhà sẽ làm giảm tỷ lệ hôi chân. Không nên quá đau khổ hoặc cảm thấy tự ti vì bị hôi chân, thay vào đó hãy tìm biện pháp khắc phục.

Tổng kết

Hầu hết mọi người thỉnh thoảng cảm thấy bàn chân có mùi do đôi giày họ mang. Nhưng những người khác gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp khắc phục cho bàn chân có mùi và trong một số trường hợp, chân bị đổ mồ hôi quá nhiều.

Tuy nhiên, nhiều biện pháp điều trị tại nhà làm giảm hôi chân, bao gồm tẩy da chết, ngâm chân và chất chống mồ hôi. Chuyên gia y tế cũng thực hiện các phương pháp điều trị như Botox, để giúp giảm mùi hôi chân.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!